^Back To Top
Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...
Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế kỷ XX; nhà giáo, nhà sư phạm mẫu mực, người đặt nền móng nền giáo dục cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề xướng và lãnh đạo nhân dân thực hiện những chủ trương lớn và đúng đắn và sáng suốt như phổ cập giáo dục sơ học, từng bước nâng cao trình độ học vấn phổ thông cho người lao động, đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài, bồi dưỡng cho đất nước một đội ngũ công nhân, nông dân và trí thức giàu lòng yêu nước, quý trọng độc lập tự do, ý chí tự lập tự cường, biết tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, trung với nước, hiếu với dân.
Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục củă Người vấn đề cơ bản nhất là vấn đề con người, xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Người dạy:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Về mục đích giáo dục, theo Hồ Chí Minh là “chăm lo dạy dỗ con em nhân dân thành những người công dân tốt, người cán bộ tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt của nước nhà” (Thư gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc năm 1955).
Về nội dung giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giáo dục toàn diện: giáo dục trí tuệ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo dục lao động, kỹ thuật, sản xuất và giáo dục thẩm mĩ.
Về phương châm giáo dục, Người xác định: “Học đi đôi với lao động; lý luận đi với thực hành; cần cù đi với tiết kiệm”. Đây là những luận điểm hết sức cơ bản về sau trở thành nguyên lý giáo dục được đưa vào Luật Giáo dục nước ta.
Người luôn luôn luôn đánh giá cao vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp “trồng người”, coi họ là những người vẻ vang nhất của đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước và xã hội.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết giáo dục Mác - Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước nhà. Những tư tưởng về giáo dục của Người là kim chỉ nam cho mọi quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng ta và Nhà nước ta trong suốt mấy chục năm qua và trong tương lai.
Những bài viết và bài nói chuyện chính: Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (3/91945); Thư gửi học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới (9/1945); Thư gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc (3/1955); Thư gửi giáo sinh, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng(31/10/1955); Bài nói chuyện với thầy giáo và học sinh Trường Phổ thông trung học Chu Văn An Hà Nội (31/12/1958).