^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

30 năm ở cương vị Bộ trưởng, thực hiện  đường lối, chính sách  giáo dục  của Đảng, GS. TS Nguyễn Văn Huyên đã có nhiều công lao  xây dựng ngành Giáo dục nước nhà từ khi còn trứng nước đến lớn mạnh không ngừng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Văn Huyên sinh ngày 16-11- 1908 ở Hà Nội, là người đầu tiên của Việt Nam bảo thành công xuất sắc luận án Tiến sỹ văn khoa tại Trường Đại học Tổng hợp Sorbonne (1934).

NguyenVanHuyen

Nguyễn Văn Huyên  (1908 - 1975)

Sau khi bảo vệ  luận án tiến sỹ tại Trường Đại học Sorbonne Paris, ông  trở về Tổ quốc, khước từ mọi lời mời ra làm quan, quyết chọn nghề dạy học và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu di sản văn hoá dân tộc. Ông dạy học ở trường Bưởi (Chu Văn An), rồi chuyển sang làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ, tham gia nhiều hoạt động  nghiên cứu văn hoá và văn  minh Việt Nam trước 1945.  Chuyên khảo Văn Minh Việt Nam (tiếng Pháp)  được hình thành trong thời gian này (1944).

Cùng với  Hoàng Minh Giám, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyễn Văn Huyên  là thành viên  của phái đoàn đàm phán  11/1946. Khi cải tổ Chính phủ, Hồ Chủ Tịch cử ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

70 năm tuổi đời, 30 năm trên cương vị  Bộ trưởng, ông cùng toàn dân chịu đựng  và vượt qua bao gian khổ, hiểm nguy, trải qua hai cuộc kháng chiến  chống Pháp, chống Mỹ cho đến ngày  toàn thắng, hoàn thành  sự  nghiệp độc lập và thống  nhất đất nước. 

Với trí tuệ tuyệt vời, chỉ trong khoảng 9-10 năm nghiên cứu cho đến trước Cách mạng Tháng Tám, ông đã hoàn thành 45 công trình nghiên cứu có giá trị.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, Đảng và Nhà  nước  đã truy tặng  Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên  Huân chương Độc lập  hạng Nhất năm 1975.

Những tác phẩm chính: Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam (Luận án tiên sỹ (1934), Nhập môn nghiên cứu nhà sàn  ở Đông Nam Á (1934), Văn minh Việt Nam (1944).          

                                 TÀI LIỆU THAM KHẢO

            Hà Nhật Thăng (1995), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh