^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Tôn sư trọng đạo là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Nước ta là một nước có nền văn hóa phát triển từ rất sớm: Nguyễn Trãi đã từng viết trong bài Cáo bình ngô "Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Dân tộc ta là một dân tộc thông minh, biết nhìn xa trông rộng, biết rằng trọng thầy không chỉ đem lại lợi ích cho từng gia đình mà còn cho cả đất nước, dân tộc. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 xin trân trọng giới thiệu bài viết của  nhà giáo lão thành Đinh Chí, thầy học của nhiều thế hệ và TS. Nguyễn Văn Tịnh.

Hình ảnh Thầy đồ dẫu “đã chết với thời tàn”, nhưng những gì thiêng liêng, cao đẹp mãi vấn hóa thân vào giá trị tinh thần, văn hóa Việt Nam thể hiện trong tâm hồn Vũ Đình Liên, nhà thơ, Nhà giáo nhân dân, nhưng trước  đây đã từng là một “Ông đồ”:

tonsutrongdao

                              “Những người muôn năm cũ,

                                           Hồn ở đâu bây giờ?” 

Không phải ngẫu nhiên từ lâu trong xã hội Việt Nam ta đã lưu truyền câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và câu ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy". Lại có tập quán "Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy". Tập quán này đã được nhắc đến trên Đài truyền hình Việt Nam và được giải thích: thầy giáo được xếp vào hàng thứ ba, chỉ sau cha và mẹ. Giải thích như thế là hoàn toàn sai lệch. Cô phát thanh viên trẻ tuổi không biết ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản thầy được xếp vào bậc trên của cha, chỉ sau vua mà thôi: quân (vua) sư (thầy) rồi mới đến phụ (cha), ngay cả vua cũng coi thầy hơn cha. Các ông vua phong kiến thường chọn những người thầy giỏi nhất nước, phong cho thầy chức vụ cao nhất trong triều đình: thái sư, trao cho thầy toàn quyền trong việc dạy dỗ con cái. Đã là vua thì không bao giờ đánh con, nhưng các hoàng tử (con trai) công chúa (con gái) kể cả thái tử (đứa con được chọn nối ngôi sau khi vua mất hoặc thoái vị) có thể bị thầy đánh đòn nếu không vâng lời hoặc ngỗ nghịch. Có những người tài ba lỗi lạc đã được các vị minh quân mời vào triều làm quân sư (thầy vua). Những việc hệ trọng thường hỏi ý kiến và răm rắp làm theo lời chỉ bảo của quân sư. Việc mời quân sư không phải dễ dàng. Những người tài cao đức trọng thường không cầu danh lợi, không màng phú quý vinh hoa, không phải gọi là đi mời là đến. Lưu Bị phải ba lần đến tận nhà tranh "tam cố thảo lư" phải đứng chực hàng giờ mới mời được Khổng Minh về với mình. Vua Quang Trung phải ba lần viết chiếu Vời mới mời được Nguyễn Thiếp ra giúp nước. Nhờ quân sư mà làm nên sự nghiệp lớn. Thời chiến quốc Vua nước Tề là Tề Hoàn Công chọn Quản Trọng làm quân sư, gọi Quản Trọng là cha (trọng phụ). Quản Trọng đã dúp nước Tề từ một nước yếu kém trở thành cường thịnh, làm bá chủ Trung Quốc một thời gian dài. Lưu Bị làm theo sách lược của Khổng Minh mà giữ được nước Thục suốt thời Tam quốc. Vua Quang Trung dùng kế của Nguyễn Thiếp đại phá quân Thanh.

Có những ông thầy vĩ đại được đời đời nhắc nhở, nhân dân Trung Quốc tôn xưng Khổng Tử là phu tử, tôn thờ Khổng Tử là bậc chí thánh (vị thánh số 1) tôn kính khổng tử hơn tất cả các vị Vua ở nước họ. Nước ta cũng có hai người được gọi là phu tử ngang với Khổng Tử của Trung Quốc là Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và La sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

Thầy giáo được xã hội coi trọng như thế, nhưng vì sao học trò mồng ba Tết mới đến nhà thầy. Lý do thật đơn giản, ngày mồng 1, mồng 2 là hai ngày quan trọng nhất của Tết nguyên đán. Hai ngày đó phải dành cho Thầy cúng tổ tiên ông bà và tiếp các khách quan trọng. Phận học trò phải đợi đến ngày thứ ba mới dám đến nhà thầy. Giả sử có hàng trăm học trò kéo đến nhà thầy ngày mồng 1 mồng 2 thì thầy đâu còn có chỗ, có thì giờ đâu mà tiếp khách và làm những công việc hệ trọng khác.

Nói về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thì có những câu chuyện hết sức cảm động:

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thầy Chu Văn An có rất nhiều học trò, có nhiều người giữ chức Tể tướng, Thượng thư (ngang Thứ trưởng, Bộ trưởng bây giờ) và nhiều chức trọng, quyền cao khác nhưng mỗi khi đến thăm thầy tất cả đều "lạy ở dưới giường".Vì thầy tuổi già sức yếu, sợ thầy ngồi dậy tiếp trò thì có hại đến sức khỏe nên xin thầy cứ nằm yên để học trò lạy, sau mới quây quần xung quanh giường hỏi han và trò chuyện với thầy.

Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan nhà Mạc, được nhà Mạc phong tước cao nhất Trình Quốc Công nên mới có tên gọi Trạng Trình. Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê nên nhà Lê coi nhà Mạc là kẻ thù không đội trời chung. Sau khi Lê diệt Mạc và lên nối ngôi thì các quan lại nhà Mạc người thì bị chặt đầu, người thì bị tù đày, riêng vị quan to nhất là Trạng Trình thì không dám đụng đến vì học trò của Trạng đang giữ nhiều trọng trách trong triều Lê Trung Hưng.

Trước Cách mạng tháng Tám, một bài thơ có ẩn chứa nhiều u uẩn trước cảnh mất nước nói về Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa khen lại vừa chê. Khen Trạng tài giỏi có thể biết trước tiền vận của đất nước và con người, xếp Trạng ngang với Chu Văn An. Chê Trạng là đã biết trước nhà Mạc rồi sẽ sụp đổ (song Tấn bay chân ngựa) sao không đi ở ẩn (non Thương dấu cánh hồng) mà còn ra làm quan với nhà Mạc để rồi lôi thôi với nhà Lê. Sự thật là việc ra làm quan của Trạng Trình là một việc bất đắc dĩ. Vì không có tiền nuôi mẹ, không còn cách nào khác, 45 tuổi (có tài liệu nói 50 tuổi) ông mới đi thi vì biết được là sẽ đậu cao và được làm quan to, thừa bổng lộc để phụng dưỡng mẹ già. Khoa ông thi là khoa Ất Mùi (1535) niên hiệu Đại Chính đời Mạc Đăng Doanh. Ông đậu Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh tức Trạng nguyên, được phong chức Thượng thư, Thái phó, tước Trình quốc công. Làm quan vẻn vẹn chỉ có 7 năm. Năm ông 52 tuổi thì mẹ mất, lấy cớ phải về phục tang và thờ cúng mẹ, ông cáo quan về trí sĩ. Đoạn tang mẹ ông mới mở trường dạy học cho đến 95 tuổi thì mất.

Điều  chê thứ hai là khi Nguyễn Hoàng thủy tổ nhà Nguyễn biết người anh rể là Trịnh Kiểm có ý định giết mình để độc chiếm quyền làm chúa bên cạnh vua Lê cho người đến gặp để hỏi kế tránh tai họa thì nghe Trạng nói: "Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân". Nguyễn Hoàng hiểu ý đến xin anh rể cho vào cai quản các miền phía Nam núi Hoành Sơn. Trịnh Kiểm nghĩ rằng các miền đó lúc bầy giờ chưa được khai phá, dân cư còn thưa thớt, Nguyễn Hoàng không làm được trò trống gì, vả lại muốn diệt lúc nào thì diệt nên y lời. Không ngờ thế lực họ Nguyễn lớn dần không những đủ sức cầm cự với họ Trịnh 200 năm (Trịnh Nguyễn phân tranh) mà còn thống nhất cả sơn hà lập ra triều Nguyễn.

Bài thơ kết thúc bằng hai câu đại ý: nếu Trạng Trình mà sống lại thì xin hỏi: Trạng nói dung thân muôn đời nhưng bây giờ nước ta đang bị Pháp đô hộ, cả nước mất vào tay Pháp rồi còn có đất nào dung thân nữa không?

Bài thơ rất hay, ý sâu xa, kín đáo, tiếc rằng  tôi không biết tên đầu đề và của ai, chỉ nghe và thuộc lòng từ nhỏ mà thôi.

Toàn bài như sau:

              Thần cơ huyền bí rất tinh thông

              Xứ xứ, ai ai cũng biết ông

              Một nước Chu, Trình danh giá trọng

              Hai triều Lê Mạc nợ nần chung

              Biết rằng song Tấu bay chân ngựa

              Sao chẳng non thương dấu cánh hồng

              Ví dậy suối vàng xin hỏi lại

              Dong thân còn có đất nào không?

Cuối thế kỷ 19 phong trào Cần Vương phò Vua Hàm Nghi chống Pháp bị thất bại. Quân Pháp bắt được Hàm Nghi ở Quảng Bình đem về Huế tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng không được. Hỏi gì cũng không trả lời, chỉ khăng khăng một mực: các ông bắt nhầm, tôi không phải là Hàm Nghi. Một tên Việt gian bày mưu cho Pháp là đưa vị Thái sư, thầy học của Hàm Nghi đến nhận diện. Vừa thấy thầy đến, Hàm Nghi liền quỳ xuống lạy, từ lúc đó mới nhận là Hàm Nghi. Pháp tiếp tục mua chuộc mời Hàm Nghi trở lại làm vua, nhưng nhà vua không nghe nên bị chúng đày biệt xứ. Những câu chuyện trên là chuyện ngày xưa.        

Sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời thì Chủ tịch nước Bác Hồ là người đánh giá rất cao vai trò của người thầy giáo. Bác đã chọn người thầy danh tiếng nhất thời bấy giờ, đã từng dạy những trường danh giá nhất của nước Pháp: giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Bác đã nhiều lần đến thăm Trường đại học Sư phạm và trường đại học Y là hai trường đại học đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc. Các trường tổng hợp và Bách khoa hai, ba năm sau mới có. Việc mở trước hết hai trường Đại học đào tạo thầy thuốc và thầy giáo chứng tỏ việc học tập và sức khỏe của dân đã được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu.

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh