^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Không chỉ là một đại văn hào, Lev Tolstoi còn là nhà tư tưởng và nhà giáo dục Nga vĩ đại, Viện sỹ thông tấn (1873), Viên sỹ danh dự  (1900) Viên hàn lâm khoa học Peterburg, có nhiều đóng góp lớn cho kho tàng lý luận giáo dục Nga và thế giới.

daivanhaoLevTolsolv

Tônxtôi (Lev  Nicolaievich Tolstoi, 1828 – 1910)

Lev Tolstoi được coi là đại biểu hùng hồn nhất của lí luận và thực tiễn giáo dục ở Nga. Năm 1869 tại Iasnaya Poliana ông mở trường học nổi tiếng  dành cho trẻ em nông dân. Ông cho rằng nhiệm vụ của nhà trường là phát triển nhân cách sáng tạo của trẻ em và hoạt động nhận thức độc lập của chúng.

Hứng thú với thể chế của Trường  Iasnaya Poliana, ông bắt đầu xuất bản tạp chí “Iasnaya Poliana”, trong đó in các  chương trình, bài báo về những vấn đề giáo dục và giáo dục. Ông phản đối kịch liệt trường được xây dựng dựa trên sự áp đặt và bạo lực với trẻ em. Số đầu tiên của tạp chí dưới tiêu đề bài báo  Tolstoi đặt “Về giáo dục nhân dân”. Toàn bộ giáo dục nghiêm túc ông khẳng định trong bài này được lấy từ cuộc sống, chứ không phải từ nhà trường. Theo ông, giáo dục có sự tác động của một người đến người khác với mục đích giáo dục nó theo hình mẫu của mình và điều tương tự, - một cái gì đó không giống bạo lực.

Tolstoi đặc biệt tập trung vào phân tích có phê phán thực trạng giáo dục Nga: tính xa rời cuộc sống, những hạn chế sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học, không hoàn thiện hệ thống đánh giá  kiến thức trẻ em.  

 Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, cũng như bao đứa trẻ quý tộc Tolstoi không phải đến trường mà được học tại nhà do các gia sư ngoại quốc trực tiếp dạy dỗ. Nhờ vậy, ông có dịp tiếp xúc và học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ những nền văn hoá khác của Nga.  Tolstoi say mê và am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực: toán học, văn học, âm nhạc, triết học, thông thạo hơn mười ngoại ngữ, là một trong những bộ óc khổng lồ của nhân loại. Từ nhỏ, Tolstoi là người tôn thờ và cổ xuý J. Russeau và học thuyết giáo dục tự do của ông. Năm 1857 Tolstoi đi du lịch sang Pháp, Thuỵ Sỹ, Italia và Đức với ước ao nhìn ngắm một Tây Âu văn minh và tiên tiến nhưng hoàn toàn thất vọng. Đi đến đâu ông cũng nhìn thấy cảnh “vàng máu chia hai cảnh khổ giàu” giữa cuộc sống xa hoa hoa của tầng lớp tư sản với cảnh sống vất vưởng không nhà cửa, không kế sinh nhai của nhiều người nông dân bị bần cùng hoá. Sau khi trở về nước,  ở tuổi trưởng thành L. Tolstoi đã mở trường học với tên Iasnaya Polianna dành cho trẻ em nông dân. Ông trở thành nhà giáo dục nhân đạo, chủ trương “tự do giáo dục”, lấy thiện chí và lòng yêu thương để động viên tinh thần học tập của trẻ em. Ông ủng hộ tư tưởng tự do, tính tích cực và sáng tạo của tuổi thơ; kêu gọi sự tôn trọng nhân cách đối với trẻ và tôn trọng cả những khuyết tật ở trẻ em. Trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, ông cho rằng  cần phải hoàn thiện ở trẻ óc quan sát, năng lực độc lập tư duy và cảm xúc. Trong dạy học lời nói của giáo viên, theo Tolstoi có trí đặc biệt. Ông sử dụng hình thức tham quan, kinh nghiệm, bảng biểu và tranh, những đối tượng thật trong tổ chức  học tập cho học sinh.  Hạt nhân của toàn bộ hoạt động giáo dục sáng tạo của L.Tolstoi là nền tảng đạo đức đói với sự phát triển nhân cách. Hình thành nhân cách theo cách hiểu của L. Tolstoi là phát triển lĩnh vực đạo đức trong các hoạt động khác nhau. Chứng kiến những cảnh đối lập ghê gớm trong xã hội làm nảy sinh ở ông những suy tư về thế sự. Càng thông cảm sâu sắc sự nghèo đói của nông dân, ông càng bất mãn và căm thù trước cảnh sống xa hoa, dâm loạn của giai cấp thống trị bấy nhiêu. Cuối cùng, bao nhiêu năm suy tư Tolstoi đã dứt khoát chuyển sang đề cao tông pháp nông dân, hình thành nênmột hệ thống triết học - đạo đức của ông. Tư tưởng giáo dục tự do của L. Tolstoi đòi hỏi hình thành kiểu giao tiếp mới của giáo viên với học sinh nhờ đó cho phép phát triển tính tích cực nhận thức và tính  sáng tạo ở trẻ làm thành phong cách của nhà trưòng nói chung. Ông cho rằng, nếu thầy giáo kết hợp trong mình tình yêu đối với công việc và học sinh thì đó là một thầy giáo hoàn chỉnh. Trong dạy học, thầy giáo chính là tấm gương quan trọng nhất đối với việc giáo dục học sinh thông qua dạy môn học. Ông khuyên: “Muốn lấy khoa học mà giáo dục học sinh, bạn hãy yêu môn khoa học của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ nó, học sinh sẽ yêu cả bạn lẫn môn khoa học và bạn sẽ giáo dục được cho các em. Nhưng nếu chính bạn không yêu môn khoa học của bạn thì mặc dù bạn có bắt buộc học đến thế nào chăng nữa, cũng sẽ không có một tác dụng giáo dục khoa học nào cả”.

Cuối đời,  phần vì thất vọng về những ảo tưởng cải cách xã hội của mình, phần vì những bất hoà trong gia đình, vào một đêm đông ảm đạm năm 1910 ông âm thầm  bỏ nhà ra đi, dọc đường bị sưng phổi và mất tại một nhà ga nhỏ, thọ 82 tuổi.  

                                    TÀI LIỆU THAM KHẢO

              Từ điển giáo dục (2003), NXB Academia, Moskva          

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh