^Back To Top
Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...
Fromm nổi tiếng và được tôn vinh rộng khắp xã hội tiến bộ Hoa Kỳ và toàn thế giới không chỉ những công trình khoa học của ông, mà còn bởi những bài phát biểu mạnh mẽ từ các diễn đàn công khai chống lại chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam, những bài phát biểu tâm huyết vì hoà bình.
Phrom (Eris Fromm, 1900 - 1980)
Vị trí trung tâm trong lí thuyết của Fromm là vấn đề bản chất xã hội của con người, trong đó có cả vô thức. Ông cho rằng, nguồn gốc của các bệnh tâm căn ở con người hiện đại là do họ ngày cách tách biệt khỏi các thành viên khác của xã hội, con người ngày càng tự do, nhưng lại cô đơn và bơ vơ vô cùng. Vì thế, con người cố gắng trốn khỏi sự tự do đó bằng các cách khác nhau. Các cách chạy trốn tự do của con người, theo ông đó là cách thức thức các cá thể giải quyết các vấn đề tồn tại của mình, được hình thành trên cơ sở nhu cầu trốn khỏi sự yếu kém và cách li của bản thân. Ông đã liệt kê một số cơ chế cơ bản để giúp đào thải sự cô đơn, thiết lập với cộng đồng, tập thể để làm mất cảm giác bơ vơ. Cơ chế đào thải này chính là chủ đề quan trọng của nhân cách.
Triết học của Fromm là triết học chủ nghĩa nhân đạo của loài người nói chung, bao trùm những phạm vi nhỏ các quan điểm dân tộc, giai cấp, chính trị và tôn giáo. Chính trong khi xây dựng triết học này, bản thân Fromm nhận thấy sứ mệnh của mình và coi mình đại biểu của triết học chủ nghĩa nhân đạo cấp tiến. Triết học chủ nghĩa nhân đạo cấp tiến đặc biệt chú ý đến sự thống nhất loài người, năng lực phát triển sức mạnh của chính mình và đạt tới sự hài hoà bên trong và khẳng định hoà bình trên thế giới. Chủ nghĩa nhân đạo cấp tiến theo Fromm xuất phát từ mục đích đi tới của con người - hoàn toàn độc lập, tự do. Nhận bằng đại học triết học, ông say mê học thuyết Freud và chọn đường công danh của nhà phân tâm học. Cùng với việc nghiên cứu phân tâm học thực hành được bắt đầu từ năm 1925, phần lớn thời gian ông dồn công sức cho nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực tâm lý học xã hội. Ông làm việc ở Đức, tiến hành phân tâm học thực hành riêng bắt đầu với hàng loạt bài báo nói về ứng dụng những tư tưởng của Freud đối với xã hội học. Năm 1934, ông lưu vong sang Hoa Kỳ, giảng dạy ở các trường đại học. Từ năm 1951, ông sống ở Mexico. Vị trí trung tâm trong học thuyết của Fromm là bản chất xã hội của con người, bao gồm cái tâm lý và cái vô thức.
Lúc đầu, Fromm là người kế tục và môn đồ của Freud, nhưng dần dần dưới ảnh hưởng của triết học Max, ông đánh giá lại nghiêm túc quan điểm của Freud bản chất của những ham muốn vô thức và vai trò các nhân tố xã hội trong sự hình thành nhân cách, cuối cùng phủ nhận nhiều quan điểm chủ nghĩa phân tâm học cổ điển và xây dựng học thuyết riêng “chủ nghĩa phân tâm học nhân văn”. Cho rằng, xã hội tư bản vốn là bệnh hoạn, Fromm đưa ra mô hình không tưởng xây dựng một “xã hội lành mạnh” “hài hoà” với sự giúp đỡ của phương pháp “trị liệu xã hội” nói chung, và đề xuất phương án “giáo dục lại” dân tộc Mỹ. Sau khi Hiler lên nắm chính quyền ở Germany vào năm 1933, Frômm lưu vong sang Hoa Kỳ, nơi đây kết thúc triét học xã hội chủ nghĩa Freud mới của ông. Từ năm 1951, ông sống ở Mexico.
Chiếm vị trí lớn trong sự tìm tòi sáng tạo của Fromm là toàn bộ những vấn đề triết học tôn giáo. Trong hàng loạt công trình, Fromm giành sức lực của mình cho phân tích bản chất kinh nghiệm của tôn giáo, đặc điểm của tôn giáo nói chung, những vấn đề về mối quan hệ tôn giáo và xã hội, nghiên cứu giáo lý đạo Hồi, đạo Thiên chúa và Phật giáo (Phân tâm học và tôn giáo (1950), Đạo Phật và phân tâm học (1960).
Fromm đã vạch ra mối quan hệ của xã hội tư bản gắn liền với các dạng tâm bệnh, nhưng rất tiếc ông lại không nhìn thấy sự cần thiết phải cải tổ có tính chất cách mạng những mối quan hệ đó. Cuối cùng, ông chuyển sang lập trường duy tâm, tìm lối thoát trong việc truyền bá tình yêu và hoạt động sáng tạo.
Tác phẩm cuối cùng của Fromm “Tồn tại hay không tồn tại” (1976) đã tái bản không biết bao nhiêu lần trên thế giới. Dường như ông đã tổng kết nhiều năm nghiên cứu về ảnh hưởng của sự vô nhân đạo được nuôi dưỡng bởi xã hội tư bản đối với con đường tồn tại của loài người.
Là một trong những chiến sỹ đấu tranh không mệt mỏi vì chính nghĩa của những người yêu chuộng hoà bình trên trái đất, vì hợp tác quốc tế, công bằng và tiến bộ xã hội. tên tuổi của Fromm có thể được đặt ngang hàng với các nhà nhân đạo vĩ đại như Kant, Gouthe, Marx, Gandi, L.Tolstoi.
Những tác phẩm chính: Chạy trốn khỏi tự do (1941), Tồn tại hay không tồn tại (1976), Trái tim con người (1964), Hơi thở tình yêu (1957).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Minh Chí (2003), Lịch sử Tâm lý học, NXB Giáo dục