^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

“Sau gần hai tuần nhận cô giáo mới, cháu tâm sự với tôi: “Mẹ ơi, cô giáo mới ghê lắm. Cô gọi chúng con là các anh chị. Có bạn còn bị cô bảo là cô này”. Tôi nói: “Chắc các con không ngoan cô mới nói thế chứ?". Con tôi đáp: “Không đâu, cô toàn nói thế thôi, cô không gọi các bạn là các con như cô lớp 1 đâu”.

Tôi chột dạ, nếu cô mà nói thế thật thì bọn trẻ sẽ sợ lắm, mà như thế thì làm sao có tinh thần thoải mái để học hành tiếp thu gì được.

Hai tuần sau, tôi tìm số của một phụ huynh hỏi về việc này. Chị đó xác nhận: “Em cũng thấy thằng cu nhà em nó kể thế. Nó còn bảo giờ ăn có bạn ăn chậm, cô nói mày mà không ăn là tao đổ đi đấy nhé! Chị hỏi nhóc nhà chị xem có thật như thế không?”

Ngôn ngữ giao tiếp của giáo viên biểu hiện văn hóa chung của con người.  Nhân đọc bài “Sốc vì cách xưng hô của cô giáo tiểu học với con tôi” của tác giả Hoàng Mai Phương, xin chia sẻ một số quan điểm về cách xưng hô giữa người dạy và người học qua bài viết “Xưng hô giữa người dạy và người học thế nào cho hợp lý?” đăng trên Giáo dục và Thời đại.

Về cách xưng hô của giáo viên đối với học sinh, sinh viên, học viên trong nhà trường từ trước đến nay có nhiều ý kiến khác nhau. Qua thực tế nhiều năm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy:

Ở các lớp mầm non, học trò thường xưng con đối với cô giáo, cô và trò rất gần gũi, thân thương như quan hệ “mẹ - con”.   

Ở bậc học phổ thông, giáo viên gọi học sinh là các em, đã trở thành quy định chung, không có gì phải đáng bàn.

Riêng các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học...ngay trong một trường việc xưng hô vẫn không thống nhất. Phần lớn giáo viên thường gọi học sinh - sinh viên là các anh, các chị vì đối tượng này đã là người lớn, không thể gọi là các em được. Số giáo viên còn lại thường gọi học sinh - sinh viên là các em, vì họ cho rằng gọi như thế tạo được sự gần gũi, tình cảm giữa thầy và trò. Về phía học sinh - sinh viên, thì một bộ phận lại tỏ ra không bằng lòng với cách gọi họ là anh, chị, họ cảm thấy giáo viên gọi như vậy là khô khan, không được tình cảm lắm.

Một đối tượng mà giáo viên khá lúng túng khi xưng hô trong giờ lên lớp đầu tiên là học viên các lớp tại chức (không tập trung) với nhiều độ tuổi khác nhau. Khi tiếp xúc với đối tượng này, giảng viên là những người lớn tuổi hơn tất cả học viên thì họ thường xưng là các anh, chị, đồng chí (nay ít dùng), có người tế nhị hơn trong tiết học đầu tiên xin phép được gọi học viên là các em, các bạn, một số giảng viên lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn các học viên thì họ xin phép được gọi là bạn, v.v...để tiện giao tiếp.

Tất cả những cách xưng hô trên đều do quy ước, nhưng phải đảm bảo tính nghiêm túc và hợp lý, đồng thời thể hiện thái độ tôn trọng giữa người dạy và người học. Dường như từ trước đến nay cách xưng hô trong nhà trường phần lớn cũng do thói quen, chưa có văn bản nào quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Mai Phương, “Sốc vì cách xưng hô của cô giáo tiểu học với con tôi”, VnExpess.

          2. Nguyễn Văn Tịnh “Xưng hô giữa người dạy và người học như thế nào cho hợp lí?" , báo Giáo dục và Thời đại

____________

Luật Giáo dục (2005)Việt Nam qui định:

- Những người đang giảng dạy ở các trường mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp được gọi là giáo viên, người học gọi là học sinh.

- Những người đang giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học (bậc đại học) gọi là giảng viên, người học gọi là sinh viên.

- Những người đang học sau đại học:

* Làm luận văn thạc sỹ: gọi là học viên

* Làm luận án tiến sỹ: gọi là nghiên cứu sinh

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh