^Back To Top
Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh
Thành viên nghiên cứu: 1. TS. Nguyễn Văn Tịnh - Chủ nhiệm
2. ThS. Lê Thị Bích Ngọc - Thư ký, TV
3. ThS. Phan Đình Anh - Thành viên
4. ThS. Nguyễn Thị Thu Phương - Thành viên
5. ThS. Nguyễn Khánh - Thành viên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mặc dù đã rất nhiều nổ lực, song hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên ở Trường Đại học Hà Tĩnh còn rất nhiều bất cập cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Cụ thể:
- Nhận thức chưa đồng đầy đủ ở một số bộ phận giảng viên, sinh viên về vai trò của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên;
- Nội dung chương trình chưa hợp lý, còn nặng lý thuyết, chưa theo kịp thay đổi của thực tiễn phổ thông;
- Phương pháp tổ chức, triển khai chưa thống nhất, đồng bộ; sự phối hợp giữa trường đại học và phổ thông, mầm non chưa ăn khớp; lỏng lẻo;
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện chưa đảm bảo tính khoa học, tính chính xác
- Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của sinh viên còn hạn chế từ phương pháp dạy học đến quản lý, giáo dục học sinh.
Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh
3. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy từ mầm non đến phổ thông, từ năm thứ nhất đến năm thứ 4.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2014.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm ở trường đại học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên ở Trường Đại học Hà Tĩnh trong thời gian qua .
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên ở Trường Đại học Hà Tĩnh trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo duc và đòa tạo.
5. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên .
Trong Chương 1, công trình nghiên cứu đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về công tác tổ chức hoạt động rèn luyên nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên ở trường đại học. Cụ thể :
1. Trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm lý luận về hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, công trình đã xây dựng được khung cơ sở lý luận cho đề tài
2. Làm sáng rõ được các khái niệm công cụ; những vấn đề cơ bản về tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên đại học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, quy trình, điều kiện cần thiết…).
Đây là những nội dung có ý nghĩa lý luận làm cơ sở để xem xét, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp ở Chương 2, 3.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên ở Trường Đại học Hà Tĩnh.
Kết quả chính của Chương 2 là:
- Công trình đánh giá thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm của trường trong thời gian qua. Từ đó đã làm sáng tỏ: những đóng góp của nhà trường trong việc nâng cao tay nghề sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên và chỉ ra những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo giáo viên của các khoa thời gian vừa qua.
- Công trình đi sâu phân tích làm rõ nguyên nhân của thực trạng. Từ đó, có định hướng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong thời gian tới, được trình bày ở chương 3.
Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên ở Trường Đại học Hà Tĩnh.
Kết quả nghiên cứu chương 3 gồm các nội dung chính:
1. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra căn cứ đề xuất giải pháp và các nguyên tắc đề xuất giải pháp
2. Công trình đã đề xuất hệ thống gồm 7 giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên: Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý về vai trò của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên; Xác định mục tiêu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; Xây dựng nội dung,chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên theo hướng phát triển năng lực; Hoàn thiện quy trình tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; Mở rộng hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên; Đổi mới cách đánh giá hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; Đảm bảo các điều kiện cần thiết tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên ,... Mỗi giải pháp đề xuất đều có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn chặt chẽ.
3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Đây là một đề tài rộng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Vì vậy, mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tuy nhiên công trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học và đồng nghiệp để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn/.
TÀI LIỆU THAM KHẢO