^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Bản đồ tư duy ngày nay được nhiều người vận dụng trong dạy học ở hầu hết ở các bậc học, đặc biệt ở các trường đại học. Nó mang lại hiệu quả bất ngờ nếu giảng viên vận dụng tốt trong dạy học một số môn. Bài viết này giới thiệu và chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc vận dụng Bản đồ tư duy khá thành công đáng ghi nhận ở Bộ môn Tâm lý và Giáo dục trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

   

1. Những ưu điểm của việc vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Tâm lý học, Giáo dục học theo học chế tín chỉ

Bản đồ tư duy được thể hiện bằng đường nét, màu sắc, hình ảnh. Dùng bản đồ tư duy để minh họa sẽ làm giảm tính trừu tượng của nội dung bài học.

Mặt khác, được tự tay vẽ những đường nét, hình ảnh mình thích để minh họa cho bài học, sinh viên cảm thấy rất thịch thú. Điều đó góp phần làm cho giờ học sôi nổi, sinh viên có hứng thú để học tập, phát huy cao độ tính tích cực của người học.

2. Quy trình vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn Tâm lý học, Giáo dục học

Trong quá trình dạy học các môn Tâm lý học, Giáo dục học điều chúng tôi luôn trăn trở là làm sao để giảm bớt tính trừu tượng của kiến thức để giờ học hiệu quả hơn? Khi dạy tác giả đã chú ý liên hệ tri thức khoa học với thực tiễn cuộc sống, minh hoạ bằng các ví dụ cụ thể, câu chuyện kể, các video clip, bài hát, bài thơ…và bản đồ tư duy.

Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bắt đầu được nẩy sinh trong một tiết dạy về Tâm lý học trẻ em cho hệ Trung cấp sư phạm mầm non sau khi đã cố gắng đàm thoại, giảng giải nhưng sinh viên vẫn không hiểu bài. Nhìn thấy các hộp bút màu học sinh mang theo dùng để học môn Tạo hình, giảng viên đề nghị các em thể hiện nội dung bài học bằng bản đồ tạm thời trên giấy A4. Từ đó, tìm hiểu thêm về bản đồ tư duy và mạnh dạn áp dụng rộng rãi hơn ở các tiết học khác.

Quy trình vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn Tâm lý học, Giáo dục học được tiến hành theo các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Lập Bản đồ tư duy

- Chia lớp thành các nhóm lớn, mỗi nhóm khoảng 10 - 15 sinh viên được giao chuẩn bị một nội dung của bài học, mỗi nhóm lớn chia thành 2-3 nhóm nhỏ. Giảng viên hướng dẫn bài học về nhà theo đề cương môn học.

-  Cá nhân chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của giảng viên

-  Các nhóm nhỏ thảo luận và trình bày nội dung bài học dưới dạng bản đồ tư duy (trên giấy A3 hoặc tận dụng mặt sau của tờ bìa treo tường).

Một nhóm trong giờ học Tâm lý học trẻ em lớp 4MN Trường Đại học Hà Tĩnh

Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy

Cho đại diện của các nhóm sinh viên lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đám đông, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn.

Sinh viên Nguyễn Thị Nga K4MN đang thuyết trình bài học trước lớp

Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ tư duy

Các nhóm còn lại phản biện hoặc yêu cầu nhóm trình bày phân tích rõ hơn về vấn đề đã trình bày.

Tổ chức cho sinh viên  thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học.

Hoạt động 4: Kết luận nội dung bài học

Giảng viên là trọng tài khoa học giúp sinh viên hoàn chỉnh bản đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm và chính xác hóa kiến thức của bài học.

Lưu ý: BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở một số lớp cho thấy, sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học giúp sinh viên học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được cả lớp tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của sinh viên và cũng là niềm vui của bản thân khi chứng kiến thành quả lao động của sinh viên. Phương pháp dạy học này vừa phát triển được năng lực riêng của từng sinh viên về trí tuệ (vẽ, viết trên bản đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Thiết nghĩ, Bản đồ tư duy là một công cụ có tính khả thi cao trong dạy học vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế bản đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy.

Kết quả bước đầu cho phép kết luận rằng: việc vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho người học tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt trong điều kiện dạy học theo học chế tín chỉ hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đình Châu, Sử dụng Bản đồ tư duy - một biện pháp hiệu quả hỗ trợ HS học tập môn toán, Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 9-2009.

2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy - công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường, Báo Giáo dục &Thời đại, số 147 ngày 14/9/2010.

3. Tony Buzan, Bản đồ Tư duy trong công việc , NXB Lao động – Xã hội.

4. www.google.com.vn

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh