^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Môi trường, nơi hoạt động du lịch diễn ra có ảnh hưởng quyết định tới việc thỏa mãn nhu cầu, tạo ra xúc cảm và tình cảm, sự thỏa mãn hay không thỏa mãn du khách. Từ đó, các nhà tâm lý học đã quan tâm nghiên cứu quan hệ của du khách với môi trường du lịch và đưa ra nhiều quan điểm và lý thuyết khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu và phân tích một số lý thuyết cơ bản về quan hệ giữa du khách với môi trường.

  1. 1.Các lý thuyết tác động (Stimulation Theories)

Một số nhà tâm lý học Mỹ như J.F Wohlwill (1966), P. Suedfeld và E.J. Barlard (1983) đưa ra lý thuyết tác động. Theo họ, môi trường vật lý là cội nguồn của tất cả các cảm giác, là yếu tố quyết định sức khỏe tâm thần của con người. Các tác động này bao gồm các tác động đơn giản (ánh sáng, âm thanh, màu sắc, nhiệt độ…) và các tác động phức hợp (nhà cửa, cây cối, phong cảnh, con người…). Sự tác động của môi trường du lịch đến con người được đánh giá theo hai thông số là số lượng (cường độ, thời gian tồn tại, tần số và số lượng nguồn phát sinh) và giá trị (mức độ nhận thức thông tin chứa trong tác động và hiệu quả thực tế của tác động). Theo lý thuyết này, mỗi cá nhân có mức độ thích ứng xác định đối với ngữ cảnh cụ thể. Mức độ khác biệt của thích ứng là nguyên nhân làm cho xúc cảm, hành vi và thái độ của du khách trong cùng một môi trường du lịch là khác nhau.

Các lý thuyết tác động sinh lý (Arousal Theories). Lý thuyết này cho rằng hình thức, nội dung của hành vi (tâm lý) và trải nghiệm của du khách có quan hệ mật thiết với trạng thái sinh lý. Lý thuyết quá tải (Overload theory) thì tập trung vào hiệu ứng quá tải kích thích từ môi trường. Ví dụ: tiếng ồn, nhiệt độ, đám đông đã ảnh hưởng tới thái độ của du khách với môi trường. Lý thuyết kích thích trong giới hạn (Restricted environmental stimulation) cho rằng; nếu kích thích môi trường du lịch trong giới hạn thì để lại hiệu quả tâm lý rất tốt cho du khách. Như vậy, nếu kích thích môi trường quá yếu có thể được tăng cường kích thích hoặc thay đổi điều kiện một cách hợp lý sẽ làm cho du khách có mức độ thõa mãn cao hơn.

  1. 2.Các lý thuyết kiểm soát (Control Theories)

Các lý thuyết kiểm soát do nhà tâm lý học Mỹ F.O’Brien (1992) và E.Knowle (1983) đưa ra. Các lý thuyết này tập trung vào năng lực kiểm soát của du khách đối với môi trường du lịch. Theo O’Brien, con người có khả năng thích ứng nhanh với cường độ của kích thích khi chúng nằm trong giơi hạn (ngưỡng trên và dưới), nhưng đôi khi họ phải đối mặt với kích thích quá nhỏ hoặc quá lơn, trong trường hợp này khả năng thích ứng rất kém gây hậu quả không tốt đối với tâm lý của họ. Theo lý thuyết này, khả năng kiểm soát cac kích thích bất thường từ môi trường ở mỗi người là khác nhau. Những người có khả năng kiểm soát được một số lượng lớn các kích thích thì họ có tâm lý thoải mái hơn so với những người ít có khả năng kiểm soát. Sự thích ứng của du khách đối với các kích thích từ môi trường là khác nhau, nên trong hoạt động phục vụ du lịch cần tiếp cận từng du khách tìm hiểu nhu cầu mong muốn của họ giúp họ có được mức độ thích ứng tốt nhất.

  1. 3.Các lý thuyết xếp đặt hành vi (Behavior-Setting Theories)

Các lý thuyết này do nhà tâm lý học Mỹ D. Stokols (1978) và E. Sundstrom (1978) đưa ra. Hành vi của du khách được quy định, điều chỉnh bởi tình huống môi trường và các đặc điểm tâm lý của bản thân họ. Nguyên lý cơ bản của các lý thuyết xếp đặt hành vi là dự kiến trước hành vi. Một trong những điểm nổi bật của lý thuyết này là hành vi xếp đặt của du khách còn phụ thuộc vào số lượng thành viên tham gia vào tình huống du lịch đó (ví dụ: người tham gia vào tình huống du lịch càng nhiều thì hành vi tiêu dùng của du khách được thực hiện một cách tự tin hơn và ngược lại).

Một lý thuyết được nhiều người thừa nhận là lý thuyêt xếp đặt. Lý thuyết này nhấn mạnh sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa các yểu tố xã hội, yếu tố cá nhân đối với hành vi tiêu dùng.

  1. 4.Các lý thuyết tích hợp (Intergral Theories)

Người đầu tiên đưa ra tư tưởng tích hợp quan hệ môi trường là Isidor Chei (1954). Theo ông lý thuyết tích hợp hành vi môi trường bao gồm 5 phần tử sau: (1) các kích thích môi trường làm hành vi xuất hiện, (2) mục đích, tình huống có thể thỏa mãn hoặc không thõa mãn nhu cầu, (3) các yếu tố thúc đẩy, hỗ trợ (ánh sáng, đường đi, các dịch vụ), (4) sự chỉ dẫn trong môi trường cho du khách biết cần cần làm gì và đi đâu, (5) môi trường bao trùm là các đặc điểm của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Như vậy, hành vi của du khách và môi trường du lịch luôn quan hệ mật thiết với nhau. Du khách sẽ không thõa mãn chuyến đi nếu nhà kinh doanh không chú ý tới 5 phần tử của môi trường du lịch như đã nói trên. Các lý thuyết thuộc nhóm này đã phản ánh được toàn bộ các quan hệ hàng ngày của du khách đối với môi trường.

  1. 5.Cách tiếp cận tạo tác (The Operant Approach)

Lý thuyết này do nhà tâm lý học Mỹ J.R Aiello, J.S Vautier & M.D Bernstein (1983) dựa trên lý thuyết của Skiner đưa ra. Mục tiêu của các lý thuyết này là nhận dạng hành vi đặc thù của cá nhân, khi tham gia giải quyết một số vấn đề môi trường. Các hành vi này được nhận dạng, sau đó được thích ứng bằng các cũng cố có lợi khi cá nhân thực hiện hành vi đó (ví dụ: cửa phòng có thiết bị nhắc nhở tắt điện khi du khách ra khỏi phòng.

Mỗi du khách đều là những nhân cách có hành vi tiêu dùng riêng của mình.Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy, những người có nhân cách hướng nội, thường tự quyết định mua sắm; tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ mà ít trao đổi với người khác. Ngược lại, nhân cách hướng ngoại là những người mà trước khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ thường tham khảo ý kiến người khác (bạn bè người thân trong gia đình) rồi mới quyết định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm lý học du lịch, Nguyễn Hữu Thụ, NXB ĐHQG Hà Nội, 2009.

2. Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, TS. Nguyễn Văn Đính, NXB Thống kê, 1996.

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh