^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Giảng viên đại học là những người đã chạm vào cuộc đời những học trò của mình bằng nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thắp lên, nuôi dưỡng những ngọn lửa tìm tòi, sáng tạo, ý chí vươn lên trong tâm hồn lớp lớp học trò. Vậy, những yếu tố nào cấu thành mô hình nhân cách người giảng viên đại học trong xã hội ngày nay?

Giảng viên đại học trong xã hội hiện đại là người thực hiện hoạt động về dạy học, giáo dục và phát triển tiềm năng của sinh viên, hướng đạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia vào quản lý khoa và các hoạt động của các tổ chức trong nhà trường.

Sinh viên cần ở người giảng viên có uy tín cá nhân, chín muồi về chính trị, năng lực tổ chức phát triển, văn hóa hành vi cao, có kiến thức chuyên môn uyên thâm và biết cách làm giàu kiến thức của mình.

Giảng viên đại học được nhìn nhận như một nhân cách có những phẩm chất nhất định trở thành nền móng cho việc thực hiện thành công hoạt động của họ.    

Trở thành tấm gương cho sinh viên từ áo quần, lời nói, hành vi cuộc sống nói riêng, đời sống xã hội nói chung hoàn toàn không đơn giản. Đừng quên một điều, nếu sinh viên hoài nghi về phẩm chất đạo đức của giảng viên, nếu như họ xem lại những lời nói của họ và nếu a họ hoài nghi về tính trung thực của giảng viên dạy mình, đồng nghĩa với việc không bao giờ trở thành người có uy tín đối với người học.

Có thể phân loại các phẩm chất của giảng viên ngày nay dựa vào cơ sở các tiêu chí cụ thể theo lĩnh vực hoạt động của họ:

- Giảng dạy

- Giáo dục sinh viên

- Nghiên cứu khoa học

- Nâng cao tay nghề

- Quản lý Bộ môn, nhà trường và các hoạt động khác

- Cuộc sống và sự nghiệp cá nhân 

Mô hình tích hợp chung các phẩm chất của nhà sư phạm có thể được xem như là một hệ thống các phẩm chất nhân cách, mỗi một phẩm chất của nó dùng để hiện thực hóa các lĩnh vực hoạt động đã nêu trên.

Theo nghiên cứu của TSKH C. D. Reznik  (Nga), toàn bộ những phẩm chất cần thiết của giảng viên đại học được thể hiện mô hình khái quát, gồm 5 block:

Tinh thông nghề nghiệp;

Phẩm chất đạo đức;

Năng lực tổ chức

Sự năng động

Kỹ năngđiều chỉnh bản thân

Đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong cấu trúc phẩm chất của người giảng viên là Tinh thông nghề nghiệp, bao gồm 8 nhóm phẩm chất: Trình độ cao về kiến thức, kỹ năng theo chuyên ngành, văn hóa phương pháp luận, văn hóa hoạt động khoa học, văn hóa thông tin, văn hóa hoạt động giáo dục, văn hóa lời nói, văn hóa chính trị. Mỗi nhóm trong số đó phải bám hoàn toàn vào những phẩm chất hàng đầu. Ví dụ: Nhóm Trình độ cao về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì những phẩm chất hàng đầu phải có là: Kiến thức về:tâm lý học và giáo dục; lịch sử và phương pháp luận dạy các môn; phương pháp dạy học; phương pháp tổ chức hoạt động độc lập của sinh viên và chẩn đoán các kiến thức của họ;cách thức tổ chức hoạt động học tập; các nguyên tắc xây dựng kế hoạch và tóm tắt bài học; Kiến thức cao về môn mình dạy; Biết vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức tích lũy được; năng lực tư duy cao; sự uyên bác…

Ngoài ra, để thực hiện tốt chức năng của mình, người giảng viên hiện đại cần có những thành tố cụ thể của tài nghệ sư phạm: kỹ năng phối hợp với mọi người ở các mức độ (sinh viên, đồng nghiệp, lực lượng hỗ trợ, nhóm khoa học, người đứng đầu, v.v…; thiết lập các mối quan hệ công việc và sáng tạo với đồng nghiệp; biết sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để tác động đến sinh viên và đạt được hiệu quả hiểu biết lẫn nhau; trở thành người có năng lực tiếp nhận, chiếm lĩnh và sử dụng thông tin.

Nhà sư phạm lỗi lạc Nga V.A. Slastionin, trong tham luận tại Hội thảo quốc tế “Sư phạm giáo dục: tiếng gọi của thế kỷ XXI, tổ chức tại Moskva ngày 16-17 tháng 9 năm 2010, đề xuất 6 phẩm chất và đặc điểm của nhà sư phạm ngày nay, đó là:

- Tính tích cực công dân và trách nhiệm xã hội cao của nhà sư phạm. Theo ông, một người thầy như thế này không bao giò thờ ơ, vô cảm với trẻ em, với số phận của trẻ;. Định hướng quan trọng nhất hoạt động của họ - trách nhiệm nghề nghiệp cao cả. 

-  Tình yêu đối với trẻ, có nhu cầu và khả năng hiến dâng trái tim cho trẻ

-  Trí tuệ, văn hóa tinh thần, mong muốn và biết làm việc với người khác

-  Tay nghề cao, phong cách sáng tạo tư duy khoa học sư phạm

-  Có nhu cầu thường xuyên tự đào tạo và sẵn sàng đối với việc này

-  Có sức khỏe tâm lý và tinh thần, năng lực nghề nghiệp.

 Điều 24 Điều lệ Trường đại học Việt Nam (2010) quy định cụ thể về tiêu chuẩn giảng viên như sau:

Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sỹ đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sỹ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án  trong các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ;

Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc

Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp

Lý lịch bản thân rõ ràng.

Trên đây là những yếu tố cấu thành mô hình nhân cách giảng viên đại học trong xã hội hiện đại mà những ai muốn tồn tại cần phải phấn đấu và hoàn thiện liên tục, như một nhà sư phạm nổi tiếng đã từng ví “Người giáo viên như đứng trước dòng nước ngược, nếu không cẩn thận sẽ bị nước cuốn trôi”. .      

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điều lệ trường đại học (Việt Nam) 

2. V.A. Slastionin, Sư phạm giáo dục - Tiếng gọi của thế kỷ XXI”

Tham luận Hội thảo quốc tế ”Sư phạm giáo dục - tiếng gọi của thế kỷ XXI”, ngày 16-17 tháng 9 năm 2010 tại Moskva.

3. C.D Reznik,  O.A. Vdovina (2010), Giảng viên đại học: Công nghệ và tổ chức hoạt động, Moskva.

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh