^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần cần phải được quan tâm trong các trường đại học, cao đẳng, nhất là sinh viên khối Sức khỏe. Tình trạng stress ở sinh viên được ghi nhận là rất nghiêm trọng nhất là trong đại dịch Covid -19.

Theo TS. BS.  Huỳnh Tấn Tiến, Khoa Y Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, năm 2019, tỷ lệ sinh viên Y học dự phòng Trường Đại học Y Dược TPHCM mắc stress, lo âu, trầm cảm là 45,5%; năm 2020 tại một trường ở TPHCM tỷ lệ stress là 37,9%. Các mức độ stress được phân bố lần lượt: Stress nhẹ 12,6%, stress vừa 9,9%, stress nặng 11,3% và stress rất nặng chiếm 4,1%.

 

  1. Stress là gì?

Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên. [1]

Stress tâm lí: trạng thái tâm lí xuất hiện nhằm đáp ứng với tác nhân gây stress. Ví dụ: những thay đổi về trí nhớ, tập trung chú ý, các phản ứng cảm xúc…Dưới góc độ Tâm lí học, stress tâm lí là một trạng thái đặc biệt của cảm xúc. Trong trường hợp stress kéo dài, cường độ thấp, nó có thể được xem như là một trong những biểu hiện của tâm trạng. Ngược lại, nếu stress diễn ra đột ngột, trong một khoảng thời gian ngắn thì nó lại là sự thể hiện của xúc động. [2]

Các hiện tượng tâm lí vốn không tách rời nhau, trong đó trạng thái tâm lí luôn làm nền cho các quá trình tâm lí. Do vậy, những quá trình tâm lí diễn ra trên nền của stress đều chịu sự chi phối của stress. ở mức độ tối ưu, stress đảm bảo cho các quá trình tâm lí, đặc biệt là các quá trình nhận thức đạt được hiệu quả cao. Ngược lại, trong trạng thái mệt mỏi suy kiệt, hiệu quả của các quá trình tâm lí không những bị giảm sút mà toàn bộ nhân cách cũng bị ảnh hưởng. Đó chính là những trường hợp rối loạn stress hoặc distress.Lẽ đương nhiên bất kì một hiện tượng tâm lí nào cũng đều xuất hiện trên cơ sở các quá trình sinh lí. Chính vì vậy stress tâm lí không thể tách rời với stress sinh lí. Tuy thế, với tư cách là một lĩnh vực khoa học về các hiện tượng tâm lí, Tâm lí học quan tâm và nghiên cứu stress tâm lí nhiều hơn.

Trong thực tế, stress là thuật ngữ đôi khi dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân gây ra phản ứng stress (như tiếng ồn của thành phố, cái nắng nóng của sa mạc, bệnh tật, sự thay đổi chỗ ở, việc làm…), hoặc đôi khi dùng để chỉ hậu quả của những tác nhân gây kích thích mạnh (như sự hốt hoảng khi gặp thiên tai nặng nề; sự cô quạnh khi sống lâu ngoài đại dương; sự căng thẳng khi gặp những khó khăn trong công việc…). Những yếu tố đóng vai trò nguyên nhân gây ra stress thường được gọi là các yếu tố gây stress hoặc các stressor. Do vậy không nên nhầm lẫn giữa stress (trạng thái tâm-sinh lí bên trong) với các tác nhân gây stress (các yếu tố bên ngoài).

Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lívà sinh lí. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường. Nói cách khác, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi.

Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra được một cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lí cơ thể, tâm lí, hành vi sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lí cấp tính hoặc kéo dài.

Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, nếu stress quá độ, diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.

Những người có yếu tố nguy cơ cao mắc stress như:

  • Người cơ thể yếu: Suy dinh dưỡng, thường xuyên ốm đau, ...
  • Môi trường sống không lành mạnh
  • Công việc quá sức
  • Người thiếu tự tin, ít mối quan hệ xã hội
  • Ảnh hưởng stress từ những người xung quanh
  1. Nguyên nhân gây stress

Nguyên nhân dẫn tới stress thường do hai yếu tố tác động

Yếu tố từ bên trong:

  • Sức khỏe: Người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,...
  • Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích, …

Yếu tố từ bên ngoài:

  • Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh
  • Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn
  • Gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,...
  • Xã hội: Áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột với người xung quanh, gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, bệnh thành tích học tập,..
  1. Biểu hiện của stress

Stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác như như thể chất, tinh thần, hành vi và cảm xúc

  • Biểu hiện thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngựckhó thở, buồn nôn và nôn,...
  • Biểu hiện tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,...
  • Biểu hiện hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,...
  • Biểu hiện cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,...
  1. Phương pháp điều trị stress

Phương pháp điều trị stress còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của người bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thay đổi môi trường sống và có thể sẽ kèm theo một số loại thuốc. Những phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả như:

  • Rèn luyện sức khỏe: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga,...
  • Ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích như rượu bia,...
  • Kiểm soát cảm xúc: Thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,...
  • Thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh
  • Châm cứu, massage

Stress nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng nguy hại đến sức khỏe như: bệnh rối loạn thần kinh, các bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, sinh lý giảm sút và cơ thể dần dần suy yếu dễ mắc những bệnh truyền nhiễm,... Những phương pháp để phòng ngừa stress hiệu quả:

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
  • Sắp xếp công việc, học tập hợp lý có xen kẽ với nghỉ ngơi
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp
  • Đặt mục tiêu thực tế
  • Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc vừa phòng ngừa stress vừa tốt cho sức khỏe

  • Luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,...
  • Thư giãn: nghe nhạc, xem phim, đọc sách,...

Tóm lại, stress là một trạng thái căng thẳng tinh thần, một cá thể đang cố căng phản ứng thích nghi với môi trường. Stress có thể giúp tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, stress quá độ và thường xuyên lặp lại nếu không được can thiệp có thể dẫn tới một số biến chứng như bệnh tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,... Do đó, khi có biểu hiện tâm lý bất ổn hay làm việc quá sức cần nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, có thể gặp các chuyên gia tâm lý để có thể được tư vấn, có biện pháp giải quyết những vấn đề đang phải đối mặt.

                                                         Nguyễn Thị Cẩm

                                                               (Tổng hợp)

                              Tài liệu tham khảo

1.https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/stress-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri 

2.http://www.benhvien103.vn/stress-va-tam-li-nguoi-benh/ 

3.https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/bac-si-tam-ly/stress-tam-li 

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh