^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh hiện nay, với sự thay đổi của xã hội, sự bùng nổ của Cách mạng khoa học công nghệ, sự hội nhập của thế giới, sự tiến triển về tâm sinh lí nhận thức học sinh… Tất cả những điều đó tạo thành nhu cầu bức thiết của xã hội tác động đến GV, cần họ phải thay đổi. Mặt khác, yêu cầu của cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt yêu cầu đổi mới về chuyên môn nghiệp vụ, sư phạm và phong cách, phẩm chất nghề nghiệp đối với GV. Những yêu cầu, đòi hỏi khách quan đó có thể tạo nên những thay đổi tích cực cho giáo viên, nhưng cũng tạo ra không ít những khó khăn tâm lý (KKTL) cho họ. Chính vì những khó khăn tâm lý trong lao động nghề nghiệp của họ đang có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả dạy học và giáo dục.  Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây, khi mà tình trạng thiếu giáo viên  đang diễn ra ở hầu hết các trường tiểu học trong toàn tỉnh. Tình trạng thiếu giáo viên đã dẫn đến số học sinh quá đông trong một lớp, làm cho giáo viên càng gập nhiều khó khăn hơn. Do đó, đánh giá thực trạng khó khăn tâm lý của GV TH để làm cơ sở cho việc tăng cường các biện pháp giảm khó khăn cho GV TH là một việc làm cấp thiết.

  1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn đề về KKTL trong lao động nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học

2.1.1.  Khó khăn tâm lý

Các từ điển khi bàn về khó khăn, cho phép chúng ta hiểu khó khăn là những sự gay go, sự khắc nhiệt, sự thiếu thốn... gây ra những trở ngại đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.

Thực tiễn đã chứng minh, trong bất kỳ hoạt động nào, con người cũng gặp phải những KKTL làm cho hoạt động đó bị chệch hướng với mục đích đã đề ra từ trước, điều này có ảnh hưởng xấu đến kết quả của hoạt động. Những khó khăn đó xuất hiện do các yếu tố mang tính chất tiêu cực gây nên, được gọi chung là những KKTL trong quá trình hoạt động của con người. Các yếu tố gây nên KKTL bao gồm những yếu tố bên ngoài (khách quan) và những yếu tố bên trong (chủ quan).

Những yếu tố bên ngoài, được hiểu là những điều kiện, phương tiện hoạt động, môi trường gia đình, nhà trường, xã hội... là những yếu tố tác động đến quá trình học tập từ phía bên ngoài. Những yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp tới tiến trình hoạt động của con người.

Những yếu tố bên trong, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân nội tại mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động đó, sự thiếu hiểu biết sâu sắc về hoạt động, vốn kinh nghiệm hạn chế. Việc thực hiện các thao tác không phù hợp trong quá trình hoạt động... Các yếu tố bên trong là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết quả hoạt động của con người.

Từ đây chúng tôi đưa ra khái niệm về KKTL như sau: KKTL là toàn bộ những nét tâm lý của cá nhân, nẩy sinh ở chủ thể trong quá trình hoạt động không phù hợp (gây cản trở) với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, làm ảnh hưởng xấu tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó.

2.1.2.  Khó khăn tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học

Giáo viên là người truyền lại cho người học không chỉ những kinh nghiệm từ xa xưa, truyền cho người học những tri thức mới, hiện đại mà còn hình thành ở người học những phẩm chất, năng lực thích ứng với đời sống xã hội hiện tại. Nói cách khác, nghề dạy học là nghề đào tạo, hình thành nhân cách cho con người mới. Vì vậy, nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang. Nói đến dạy học, thường người ta hay nói đến thầy dạy ai? Điều này liên quan đến học sinh. Thầy dạy cái gì? Điều này liên quan đến nội dung dạy học - đến nhà trường.

Như vậy, người ta sẽ thấy 3 thành tố rất cơ bản của dạy học, đó là nhà trường, giáo viên và học sinh. Ba thành tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, đan xen, tác động trực tiếp đến nhau và chịu ảnh hưởng của nhau. Nhà trường tạo dựng được môi trường giáo dục tốt sẽ làm cho giáo viên thấy thoải mái, hăng say với công việc giảng dạy. Học sinh chăm ngoan, chịu khó học tập sẽ tạo cho thầy giáo ham mê công việc, yêu nghề, yêu người. Vì vậy, sự khó khăn trong lao động nghề nghiệp của giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ này. Khó khăn trong nghề nghiệp của GV là trải nghiệm của GV về những cảm xúc tiêu cực như sự căng thẳng, sự lo lắng, sự tức giận, sự chán nản,…bắt nguồn từ công việc dạy học. Khó khăn ở đây được hiểu theo nghĩa những tác động khách quan, không thuận lợi gây ra những khó khăn, căng thẳng cả về vật chất, tinh thần cho giáo viên. Ngoài ra cũng có cả những khó khăn về mặt chủ quan từ phía giáo viên. Chúng tôi chia các biểu hiện khó khăn cho giáo viên Tiểu học thành 3 nhóm chính như sau:

             - KKTL từ yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp: áp lự từ yêu cầu đổi mới của chương trình, sách giáo khoa và phương pháp, hình thức dạy học, về đánh giá HS; áp lực tạo ra từ yêu cầu cơ sở vật chất chưa đáp ứng với việc thực hiện mục tiêu GD tại nhà trường; khó khăn trong công tác dạy học và GD HS; áp lực từ yêu cầu nâng cao, cập nhật năng lực công nghệ thông tin.

- KKTL từ quản lí, chính sách: Những áp lực trong công tác hành chính (hồ sơ, sổ sách...); Những áp lực từ các hoạt động, các phong trào thi đua; Những áp lực từ yêu cầu phát triển chuyên môn theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV; Những áp lực do thiếu dân chủ, không có quyền chủ động trong công tác dạy học và GD; Áp lực từ cơ chế quản lí GD.

- KKTL xuất phát từ thực tiên thiếu giáo viên của nhà trường nơi công tác: khó khăn từ việc sĩ số lớp quá đông, khó khăn từ việc phải giải quyết thỏa đáng những nhu cầu không chính đáng của phụ huynh.

2.2. Thực trạng khó khăn tâm lý trong lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

2.2.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhóm khó khăn tâm lý

Giáo viên tiểu học là những giáo viên đảm nhiệm việc giảng dạy và giáo dục học sinh trong độ tuổi tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) – đây là độ tuổi bắt đầu một bước ngoặt mới với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập so với gia đoạn Mầm non trước đó – với hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Thực tế sinh giáo viên Tiểu học ở Hà Tĩnh hiện nay có gặp KKTL hay không? Ở mức độ nào? Có sự chênh lệnh về KKTL trong lao động nghề nghiệp giữa các  giáo viên ở vùng miền khác nhau và theo giới tính hay không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 110 giáo viên  thuộc  hai địa phương:  Thành phố Hà Tĩnh, huyện Hương Khê với câu hỏi: “ Theo thầy (cô) giáo viên Tiểu học có gặp phải KKTL trong lao động nghề nghiệp hay không?”. “Thầy (cô) gặp KKTL trong lao động nghề nghiệp ở mức độ nào?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1.

  Bảng 1: Số lượng và mức độ khó khăn tâm lý trong lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Huyện

 

 

Mức độ

Thành phố Hà Tĩnh (58)

Huyện Hươ]ng Khê (52)

Chung (giới tính)

Chung (110)

Nam (09)

Nữ

(49)

Chung (58)

Nam (11)

Nữ

(41)

Chung (52)

Nam (43)

Nữ

(67)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Không KK

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Khó

7

12,1

43

74,1

50

86,2

8

15,4

33

63,4

41

78.8

15

13,6

76

69,1

91

82,7

Rất khó

2

3,5

6

10,3

8

13,8

3

5,8

8

15,4

11

21,2

5

4,6

14

12,7

19

17,3

 

* Nhận xét: Qua kết quả thể hiện ở bảng 1 cho thấy:  

- Tất cả giáo viên Tiểu học tỉnh Hà Tĩnh được hỏi đều gặp phải KKTL trong lao động nghề nghiệp: Thể hiện 110/110 ý kiến trả lời “có” gặp KKTL trong lao động ngheef nghiệp chiếm 100%. Trong đó 91/110 ý kiến trả lời có gặp khó khăn ở mức độ “khó” chiếm 82,7% và 19/110 ý kiến cho rằng có gặp khó khăn ở mức độ “rất khó” chiếm 17,3%. Không có ý kiến nào trả lời không gặp KKTL trong lao động nghề nghiệp.

Từ kết quả này đã phản ánh được thực trạng hiện nay là tất cả sinh giáo viên Tiểu học hiện nay đều gặp phải KKTL trong lao động nghề nghiệp – khi mà ó rất nhiều thay đổi trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.. Với yêu cầu cao và tính chất phức tạp của nghề giáo viên bậc Tiểu học nên 100% giáo viên đã gặp phải KKTL trong lao động nghề nghiệp của họ.

So sánh giữa hai thành phố Hà Tĩnh và huyện Hương Khê, chúng tôi nhận thấy: Mức độ KKTL trong lao động nghề nhiệp của giáo viên là có sự khác biệt, giáo viên tiểu học huyện Hương Khê gặp nhiều khó khăn giáo viên Tiểu học ở Thành phố Hà Tĩnh với 11/52 ý kiến trả lời khó khăn ở mức độ “rất khó” chiếm 21,2%, trong khi đó con số này ở giáo viên Tiểu học Thành phố Hà Tĩnh là 8/58 chiếm 13,8%.

- Mức độ KKTL trong lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là không đồng đều giữa giáo viên nam và  giáo viên nữ. Giáo viên nam gặp nhiều khó khăn trong lạo động nghề nghiệp hơn so với giáo viên nữ. Nguyên nhân là do đối tượng lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là học sinh từ 6 đến 11 tuổi – độ tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách nên rõ ràng giáo viên nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm hiểu mong muố, nguyện vọng và sở trường của học sinh.

Tóm lại, về cơ bản hầu hết số giáo viên tiểu học được hỏi đều gặp khó khăn tâm lý trong lao động nghề nghiệp của bản thân.

2.2.2. Nhận định của giáo viên về mức độ các nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong lao động nghề nghiệp

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến về mức độ đồng ý của GV về một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân gây nên KKTL cho GV hay không, có 10 yếu tố như sau:

- Không đủ thời gian để tiến hành đổi mới cách dạy học, hướng dẫn HS tự học, …

- Nội dung và cách thức tập huấn về đổi mới phương pháp và bồi dưỡng chuyên môn  cho GV chưa phù hợp

- Tốn nhiều thời gian chuẩn bị bài, chấm bài theo cách dạy học mới.

- Tốn nhiều thời gian hoàn thiện sổ sách theo cách đánh giá mới.

- Cơ sở vật chất, phòng học bộ môn không đủ điều kiện để giảng dạy theo yêu cầu đổi mới.

- Các chỉ tiêu đã đăng kí với nhà trường quá cao so với khả năng của HS.

- Môi trường làm việc ở trường thiếu công bằng, dân chủ

- Sĩ số HS quá đông khó quản lí.

- Nhiều HS không tôn trọng, nghe lời GV.

- Ngại tìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy học/sức ỳ GV/ngại thay đổi.

Với 03 mức độ từ Không đồng ý, Đồng ý và Rất đồng ý trong câu hỏi, kết quả dữ liệu cho thấy, có sự đồng nhất về nhận định của GV ở cả hai địa phương về các nguyên nhân gây nên KKT cho GV.

Nguyên nhân “Cơ sở vật chất, phòng học bộ môn không đủ điều kiện để giảng dạy theo yêu cầu đổi mới” nhận được nhiều sự đồng ý và rất đồng ý của GV ở cả hai địa phương so với các nguyên nhân khác.

Các GV ở cả hai đia phương có kết quả nhận định gần tương đương với nhau đối với nguyên nhân “Tốn nhiều thời gian chuẩn bị bài, chấm bài theo cách dạy học mới (16,7%,; 17.2% GV không đồng ý, 42,9% ; 41.6% GV đồng ý; và 40,4 %; 41,2%; GV rất đồng ý). Điều này cũng xảy ra đối với các nguyên nhân: “Môi trường làm việc ở trường thiếu công bằng, dân chủ”; “Ngại tìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy học/sức ỳ GV/ngại thay đổi”;

Từ phân tích ở trên, chúng ta có thể chia nhóm các nguyên nhân gây nên các KKTL theo thứ bậc giảm dần  về mức độ ảnh hưởng như sau:

- Nhóm 1: Cơ sở vật chất, phòng học bộ môn không đủ điều kiện để giảng dạy theo yêu cầu đổi mới; Tốn nhiều thời gian để hoàn thiện sổ sách theo cách dánh giá mới (có sự đồng thuận của giáo viên ở cả 2 địa phương)

- Nhóm 2: Tốn nhiều thời gian chuẩn bị bài, chấm bài theo cách dạy học mới; Môi trường làm việc ở trường thiếu công bằng, dân chủ; Ngại tìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy học/sức ỳ GV/ngại thay đổi; (giáo viên ở cả hai địa phương có nhận định tương đương nhau)

- Nhóm 3: Không đủ thời gian để tiến hành đổi mới cách dạy học, hướng dẫn HS tự học,…; Nội dung và cách thức tập huấn về đổi mới phương pháp và bồi dưỡng chuyên môn  cho GV chưa phù hợp;; Sĩ số HS quá đông khó quản lí; Nhiều HS không tôn trọng, nghe lời GV; (có sự phân tán giữa giáo viên ở hai địa phương)

2.2.3. Nhận định của giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các áp lực từ nhiều phía dẫn đến khó khăn tâm lý cho giáo viên nói riêng và ngành giáo dục nói chung

Với 10 yếu tố  nhằm khảo sát nhận định của GV về mức độ ảnh hưởng của áp lực từ nhiều phía đối với GV và ngành GD nói chung bao gồm: (1) Làm cho GV  tích cực học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn; (2) Năng lực chuyên môn của GV được phát triển; (3) Chất lượng lực chuyên môn của GV được phát triển; (3) Chất lượng GD toàn diện ở nhà trường được nâng cao; (4) Kết quả học tập của HS cao hơn ở các kì thi chuyển cấp; (6) Môi trường làm việc công bằng, minh bạch hơn; (7) Hoang mang, lo lắng, mất phương hướng trong dạy học; (8) Thực hiện việc đánh giá HS dễ dãi, đối phó và hình thức; (9) Làm  cho GV chán nản, mất lòng tin vào nghề dạy học; (10) GV và nhà trường e ngại, né tránh xử lí các hành vi sai phạm của HS; (12) Muốn bỏ nghề, chuyển sang công việc khác.

Có thể nhận thấy tỉ lệ GV rất đồng ý với những ảnh hưởng tích cực mà áp lực từ nhiều phía mang lại ở thành phố Hà Tĩnh (thấp nhất là 4.9% và cao nhất là 8.9%), thấp hơn hẳn so với huyện Hương Khê (thấp nhất là 8.4%  và cao nhất là 12.3%). Môi trường làm việc công bằng, minh bạch hơn có tỉ lệ rất đồng ý đồng đều ở cả hai địa phương (7.3%; 7.9%).

Ở chiều ngược lại, số liệu khảo sát cho thấy tỉ lệ GV rất đồng ý với những ảnh hưởng tiêu cực mà áp lực từ nhiều phía mang lại ở khu vực thành tphố Hà Tĩnh cao  hơn hẳn so với huyện Hương Khê. Tỉ lệ GV lựa chọn đồng ý với những ảnh hưởng này ở thành phố Hà Tĩnh cao hơn hẳn huyện Hương Khê.

2.3. Đề xuất một số biện pháp giảm KKTL trong lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

- Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực GV về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực;

- Đổi mới về đánh giá HS, tuyển sinh các lớp đầu cấp;

- Đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt  động dạy học và GD tại nhà trường;

- Giảm đầu sổ sách, báo cáo hành chính;

- Giảm bớt các cuộc thi dành cho GV, HS và các phong trào thi đua;

- Tăng cường hoạt động hợp tác, sự tham gia của gia  đình, cộng đồng vào các hoạt động, phong trào của nhà trường;

- Tăng cường trao đổi, chia sẻ học hỏi theo trường, cụm  trường về cách giải quyết các vấn đề gây ra KKTL;

- Xây dựng mạng lưới hỗ trợ cho các trường học để  xử lí các vấn đề gây nên KKTL liên quan đến công việc của GV.

  1. KẾT LUẬN

Kết quả khảo sát thực trạng KKTL của GV TH gồm: (1) KKTL trong chuyên môn nghề nghiệp; (2) KKTL từ công tác quản lí, chính sách GD; (3) KKTL từ các yêu cầu của quản lí, chính sách GD; cho thấy KKTL từ các yêu cầu của của GV TH đều có tỉ lệ mạnh - yếu nhất định trong mỗi nhóm, phản ánh rõ thực trạng hiện nay của nhóm GV được khảo sát.không phân biệt vùng miền cũng không phân biệt giới tính và không phân biệt độ tuổi nhưng có sự khác biệt về KKTL từ các yêu cầu xã hội theo trình độ của GV. Đồng thời, tùy theo số năm công tác mà GV gặp phải những KKTL ở các mức độ khác nhau về công tác quản lí, chính sách.

Kết quả khảo sát còn đánh giá được mối tương quan thuận giữa kKTL trong lao động nghề nghiệp của GV TH với các biện pháp được đề xuất nhằm giảm KKTL cho GV. Hầu hết các biện pháp đưa ra đều được GV đồng ý, trong đó phải kể đến các biện pháp có mối tương quan chặt chẽ nhất là “Giảm  bớt các cuộc thi dành cho GV, HS và các phong trào thi đua”. Các kết quả nghiên cứu thực trạng này có thể làm cơ sở để đề xuất các biện pháp giảm KKTL cho GV TH cụ thể hơn, khả thi hơn, hướng tới nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường TH  ở Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung..

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (7/2017), Chương trình Giáo dục tổng thể (trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới), Hà Nội.

[2] Tô Bá Trượng, (2018), Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên phổ thông hiện nay:Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp, Viện Nghiên cứu Hợp tác Phát triển giáo dục

[4] Nguyễn Thị Kiều Oanh, (2019), Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên phổ thông, Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, Trung tâm Phát triển bền vững Chất  lượng giáo dục phổ thông quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh