^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Default Image

Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh lớp 5 thông qua môn lịch sử

Giáo dục lòng yêu nước là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo từ khi thành lập đến nay. Ngày nay, trong bối cảnh thế giới đầy biến động thì giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc lại càng cấp bách hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, tại…
373

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn hỗ trợ học tập cho học sinh Tiểu học hiện nay

Công tác phối hợp là sự thống nhất tác động từ nhà trường và gia đình được xem là vấn đề…
634

Tự học, tự nghiên cứu - giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Tự học, tự nghiên cứu là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết đối với tất cả…
1438

Trở ngại tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Tóm tắt: Trở ngại tâm lý được hiểu là những rào cản, những vướng mắc, những khó khăn……

Giáo dục lòng yêu nước là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo từ khi thành lập đến nay. Ngày nay, trong bối cảnh thế giới đầy biến động thì giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc lại càng cấp bách hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, tại Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng ta nhấn mạnh: “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ”. Môn Lịch sử lớp 5 có vai trò rất lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.

  1. Lòng yêu nước

Trong phạm trù đạo đức, nhân cách của con người, yêu nước thể hiện một ý chí trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam luôn có lòng nồng nàn yêu nước và tình cảm cộng đồng sâu sắc, đó là những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc.

Theo “Từ điển Tiếng Việt” thì “yêu” có nghĩa là: “cảm thấy gắn bó, trìu mến, hài lòng, thích thú, say mê… với những người hay vật có sức mạnh thu hút” [47], khái niệm “nước”, đất nước hay Tổ quốc là một phạm trù lịch  sử, là vùng đất trong đó có những người hay nhiều tộc người cùng chung sống  dưới một chế độ chính trị, xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định.

Đối với dân tộc Việt Nam, “tình yêu Tổ quốc, lòng yêu nước của người Việt Nam không phải là cái cá biệt, nhất thời, mà đã trở thành một cái trục chính của ý thức hệ Việt Nam”. Đó là một giá trị truyền thống đứng đầu trong các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, “là cội nguồn sản sinh và nuôi dưỡng các giá trị tiêu biểu của văn hóa Việt Nam”. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: “Lòng yêu nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước” (Nguyễn Thị Ngọc Trầm (2001).

Yêu nước là một giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người. V.I.Lênin vị lãnh tụ thiên tài thế giới cũng cho rằng yêu nước là: “Một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm tồn tại của các quốc gia  biệt lập” [19; tr.226].

Như vậy, theo chúng tôi, yêu nước là một loại tình cảm, trạng thái tâm lý tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và  niềm tự hào về truyền thống. Yêu nước có quá trình phát triển cùng với lịch  sửpháttriểncủaquốcgia,dântộc.

Lòng yêu nước chính là sự gắn bó, yêu mến, tự hào, có trách nhiệm của con người đối với quê hương, đất nước, vận mệnh dân tộc, là cái vốn có trong tâm thức mỗi người và thể hiện rõ nét ở nhận thức và hành động góp phần giữ gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước. Đây là thứ tình cảm tự nhiên, vốn có ở mỗi con người, được nuôi dưỡng và bồi đắp từ nhỏ đến lúc trưởng thành nhờ giáo dục.

  1. Giáo dục lòng yêu nước

 Giáo dục góp phần tạo ra các giá trị, theo nghĩa rộng giáo dục: “là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách   cho họ” [29; tr.22]. Theo nghĩa hẹp, giáo dục: “là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động giao lưu” [29; tr.22].

Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trách nhiệm với đất nước... là cơ sở quan trọng, to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Giáo dục lòng yêu nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của   mỗi quốc gia. Hơn bao giờ hết, đây là cũng là nhiệm  vụ cần thiết, cấp bách đối với mỗi dân tộc và đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều biến động, nhiều giá trị sống đã thay đổi, đặc biệt là đạo đức, tư tưởng, lối sống của thế hệ trẻ đang lớn lên. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng giúp cho người học có nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn về: Lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc; hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo dục lòng yêu nước công dân nói chung, thế hệ trẻ đang lớn lên nói riêng là một nội dung quan trọng trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư  tưởng Người về mục tiêu của học tập là học để phục vụ nhân dân, phục  vụ cách mạng, muốn làm được điều đó thì trước hết thì phải có lòng yêu nước và ý thức dân tộc ngay từ lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Điều này thể hiện ngay trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, điều đầu tiên chính là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Như vậy, giáo dục lòng yêu nước là quá trình chuyển hóa từ lòng yêu nước dân  tộc thành lòng yêu nước cá nhân. Đây là quá trình phát triển lòng yêu nước của  cá nhân, giúp họ có nhận thức và hành động đúng đắn trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Có thể thấy giáo dục học sinh về lòng yêu nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phải gắn liền với tinh thần dân tộc, tình cảm dân tộc, tình yêu gia đình, yêu quý và bảo vệ môi trường. Cần gắn chủ nghĩa yêu nước với tình yêu con người, truyền thống văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng quang  vinh và Bác Hồ vĩ đại. Cùng với ý chí quyết tâm xây dựng con người Việt Nam, phát triển toàn diện, trưởng thành mọi mặt, xứng đáng là nguồn nhân lực  chất lượng cao của công cuộc đổi mới đất nước, làm chủ quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và tham gia tích cực, có hiệu quả hội nhập quốc tế.

  1. Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 5

Giáo dục lòng  yêu nước, ý thức dân tộc cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh tiểu học nói riêng, người chủ tương lai của đất nước là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết hiện nay.

Giáo dục góp phần to lớn vào việc “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài để hình thành đội ngũ công nhân lành nghề, có năng lực hành nghề, tự lực tự cường, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội [6].

Luật Giáo dục khẳng định: Mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục).

Có thể nói rằng, sự nhất quán trong quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước là luôn coi trọng giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Trong trường học, lịch sử là môn học chiếm ưu thế trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục lòng yêu nước.

Giáo dục lòng yêu nước phải bắt nguồn từ tình cảm yêu gia đình, ông bà, cha mẹ, truyền thống anh dũng, bất khuất của dân tộc, tự hào với quá khứ hào hùng của dân tộc. Môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học nói chung và phân môn Lịch sử lớp 5 nói riêng cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam. Từ đó khơi dậy lòng yêu nước, hình thành thái độ đúng đắn với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích sự ham hiểu biết khoa học của học sinh, phát huy mọi khả năng xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử dân tộc.

Đối với nhà trường tiểu học hiện nay, thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế. Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Triết học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội,  hiện nay, ở tầm vĩ mô, Việt Nam đang thiếu một chiến lược giáo dục ý thức dân tộc; ở tầm vi mô, chúng ta đang thiếu chương trình, giáo trình, công cụ, phương pháp và đội ngũ nhà giáo - những người trực tiếp truyền lửa, giáo dục lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho thế hệ trẻ. Khách quan mà nói, tuy chưa có chiến lược giáo dục ý thức dân tộc, song ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước vẫn được giảng dạy thường xuyên trong môi trường giáo dục, nhất là thông qua lồng ghép trong các môn học. Cũng theo ông, giáo dục ý thức dân tộc không chỉ dừng lại ở sách vở, mà phải thật sự đi vào chiều sâu, tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức, tình cảm và hành vi của thanh, thiếu niên. Điều đó có nghĩa, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước phải luôn hiện hữu trong tâm trí và trái tim thế hệ trẻ Việt Nam, sẵn sàng chuyển hóa thành những hành động cụ thể và thiết thực.

 Tóm lại: Giáo dục lòng yêu nước,  giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học Lịch sử là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp cho các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa của lòng yêu nước, lòng tự hào của dân tộc mình qua môn học Lịch sử lớp 5. Giáo dục ý thức của các em đối với Tổ quốc nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của các em với lòng yêu nước, tự hào về dân tộc mình, từ đó giúp các em bồi đắp tình cảm lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, tôn trọng, yêu quý học tập và phấn đấu rèn luyện bản thân mình trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, đội viên tốt, người công dân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Tư vấn tâm lý

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh