^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Default Image

Các kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em

Đã có rất cáo buộc xâm hại trẻ em được đăng tải trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, điểm hình là vụ việc cháu bé 12 tuổi Đ.T.N.L ở Thanh Trì, Hà Nội bị xâm hại tình dục đẫn đến mang thai vừa được phát hiện là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và…
Default Image
351

Thực trạng khó khăn tâm lý trong lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hiện nay, với sự thay đổi của xã hội, sự bùng nổ của Cách mạng…
Default Image
562

Xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ hiện nay

Tóm tắt: Ngày nay, việc kết hôn muộn đã trở thành xu hướng của nhiều người trẻ. Bài viết…
Default Image
352

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra nhiều yêu cầu mới cho giáo viên về việc xác…

 Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục và Người  dành tình cảm đặc biệt đối với thầy cô và các trường Sư phạm. Những tình cảm và ấn tượng đó đang sống lại trong hồi ức của thầy giáo Đinh Chí - người thầy nổi tiếng của đất Hồng Lam đã vinh dự gặp Bác.

 bachovoisp

Sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời thì Chủ tịch nước Bác Hồ là người đánh giá rất cao vai trò của người thầy giáo. Bác đã chon người thầy danh tiếng nhất thời bấy giờ, đã từng dạy những trường danh dá nhất của nước Pháp: giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng giáo dục. Bác đã nhiều lần đến thăm trường đại học sư phạm. Trường đại học Sư phạm và trường đại học Y là hai trường đại học đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc. Các trường Tổng hợp và Bách khoa hai, ba năm sau mới có. Việc mở trước hết hai trường Đại học đào tạo thầy thuốc và thầy giáo chứng tỏ việc học tập và sức khỏe của dân đã được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu.

Vì là trường đại học đầu tiên của nước, lại là trường Sư phạm, nên được Bác đến nhiều lần hơn cả trường Y.

Khi Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô Vôrôsilốp sang thăm nước ta, Bác cùng đi với Chủ tịch Liên Xô đến thăm trường, Bác giới thiệu và mời Chủ tịch Liên Xô nói chuyện với sinh viên Việt Nam. Phiên dịch viên là một cô gái trẻ, dịch rất lưu loát nhưng có chỗ sai Bác phải dịch lại.

Có một lần Bác đến tận nơi ăn ở của sinh viên đó là ký túc xá Việt Nam học xá Bạch Mai, trước là Đông Dương học xá, nay là khu Trường đại học Bách Khoa. Bác thăm bất ngờ không cho ai biết, trước hết Bác vào nhà bếp xem có sạch sẽ, vệ sinh không, sau Bác đi khắp phòng ngủ của sinh viên xem có ngăn nắp trật tự không? Chúng tôi biết ý định này của Bác là do chính Bác nói ra.

Bác mặc bộ quần áo thường ngày, rất giản dị nên không ai chú ý đến. Tất cả sinh viên nằm trên giường đôi (giường 2 tầng, 2 người nằm) đang đọc sách hoặc học bài, ai cũng tưởng là người nhà một anh nào đó đến thăm. Mãi đến khi Bác đến tận giường một sinh viên đang đọc sách vì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi. Bác sờ tay anh ta nắn, nắn kiểu người ông nắm tay cháu mình xem có cứng cáp không.Giật mình tỉnh giậy, thấy trước mặt mình là Bác Hồ, anh ta hoảng hốt hô to "Hồ chủ tịch muôn năm". Bấy giờ cả phòng mới biết và cùng reo hò Bác đến, Bác đến. Nghe tiếng reo, tất cả sinh viên nội trú đều kéo đến vây quanh Bác trước sân tập thể dục nghe Bác nói chuyện.

Mùa hè năm 1958 giáo viên cấp hai, cấp ba toàn miền Bắc tập trung chỉnh huấn tại Trường Bổ túc Công nông. Bác dành hẳn một buổi chiều để nói chuyện. Bác nói về sứ mệnh cao cả của thầy giáo, về vai trò, trách nhiệm và vinh quang của nghề Thầy giáo. Bác nói nghề làm thầy là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề làm thầy là nghề dạy học trong đó có cả cô giáo. Đã là thầy phải gương mẫu về mọi mặt. Cuối cùng Bác dặn các thầy cô phải luôn luôn gần gũi và tôn trọng nhân dân, đừng tự cao tự đại, tự cho mình là: "Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu ngả độc thư cao", nghĩa là “Đừng cho rằng mọi nghề trong thiên hạ đều thấp hèn, chỉ riêng nghề đọc sách của mình là thanh cao”.

    Lãnh đạo nước ta thời bấy giờ liền sau Bác là đồng chí Trường Chinh. Có một lần đi công tác qua bờ hồ Hoàn Kiếm, ngồi trong xe thấy thầy học cũ của mình là cụ Song an Hoàng Ngọc Phách đang đi bộ bên bờ hồ, đồng chí Trường Chinh liền bảo lái xe dừng lại, rồi xuống xe đến trước mặt cúi đầu chào và hỏi thầy đi đâu để cho xe đưa thầy đến tận nơi. Cụ Song an nhất quyết từ chối lấy cớ việc của trò là việc công, việc của thầy là việc tư. Cụ nói vui: "phép công là trọng niềm tây sá nào".

Một số người có mặt ở Bờ hồ hôm đó chứng kiến cuộc tương ngộ này về kể cho bạn bè nghe, rồi người nọ kể cho người kia thành ra khắp Hà Nội đều biết câu chuyện đó.

Tư vấn tâm lý

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh