^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Giáo sư Trần Đức Thảo sinh ngày 26.09.1917 ở Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) trong một gia đình viên chức nhỏ. Năm 1935, đỗ tú tài vào loại xuất sắc, ông theo học trường Luật tại Hà Nội. Năm 1936, ông sang Pháp học để chuẩn bị thi vào Ecole Normale Supẻrieure de la Rue d Ulm( Trường Đại học Sư phạm phố d Ulm). Đây là một trường nổi tiếng của Pháp chỉ tuyển dụng những người xuất sắc nhất của đất nước, niềm tự hào nhiều học giả nhà nghiên cứu sau khi tốt nghiệp trường này.

 Năm 1939, Trần Đức Thảo thi vào trường đỗ cao và đến năm 1943 tốt nghiệp thủ khoa, nhận học vị thạc sỹ với luận án La méthode phenomenologique chez Husserl (Phương pháp hiện tượng luận ở Husserl) lúc 26 tuổi. Một số tờ báo ở Pháp và ở Đông Dương coi đây là một sự kiện đặc biệt, biểu hiện của một tài năng thiên phú. Sau đó ông đăng ký làm luận án tiến sỹ hiện tượng luận Husserl. Năm 1945 - 1948, ông giảng dạy ở Trường Cao đẳng Sư phạm phố Ulm và Trường Sevnes. Năm 1951, Trần Đức Thảo viết cuốn sách “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” và cho in ở nhà in Minh Tân - Pari. Trong cuốn “Từ điển triết học”, Bernard Raussant viết rằng đó là “một tác phẩm gây sửng sốt’ mà tính táo bạo trong cách nhìn và sự sáng tỏ trong cách diẽn đạt được coi là kinh điển, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các nhà triết học trẻ. Sau đó ông trở về Việt Nam làm giảng viên Đại học ở chiến khu Việt Bắc, rồi làm ở Văn phòng Tổng Bí thư, Chủ nhiệm Khoa sử, giáo sư Lịch sử triết học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.     

anh 8 a

Ở Việt nam trong hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, trao đổi học thuật với các học giả Pháp. Đặc biệt ông vẫn tiếp tục trăn trở và nghiền ngẫm những điều ông đã đặt ra cho mình đã viết trong cuốn Lời mở đầu cuốn Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng (1951): Tìm trong chủ nghĩa Marx “cách xử lý khả năng duy nhất những vấn đề do hiện tượng luận đặt ra” Những tìm kiếm của ông được đăng tải dần trên trên Tạp chí La pensee (Tư tưởng) từ năm 1966 đến năm1970. Năm 1973 được Edition Sosiales (Xuất bản xã hội) in dưới tiêu đề: “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức”. Công trình nàyđã  được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, và được in ở Mỹ năm1981.

Tác phẩm Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức của Giáo sư Trần Đức Thảo là để trả lời câu hỏi - niềm băn khoăn của nhân loại từ trước đến nay: ngôn ngữ, ý thức có từ bao giờ?

Năm 1988 Trần Đức Thảo viết cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người”. Đây là tác phẩm triết học đầu tiên viết về con người được xuất bản ở Việt Nam. Năm 1992 ông được sang Pháp chữa bệnh  và lấy thêm tư liệu để viết công trình La logique du présent vivant (Lôgíc của cái hiện tại sống động), nhưng cuốn sách chưa kịp hoàn thành thì ông ngã bệnh và qua đời ngày 19.04.1993 ở Paris.   

Ông được Nhà nước truy tặng Huân chương độc lập hạng Hai và tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh