^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Default Image

Tầm quan trọng của ngành Tâm lý học trong cuộc sống hiện đại

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi và hoạt động tinh thần của con người. Kiến thức của ngành có thể được vận dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần, cải thiện giáo dục, nghề nghiệp và các mối quan hệ. Tại sao Tâm lý học quan trọng? Tâm…
Default Image
105

Trị liệu tâm lý và những khuynh hướng tiếp cận chính trong trị liệu tâm lý hiện nay

1. Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của trị liệu tâm lý 1.1. Mục tiêu của trị liệu tâm lý Mục…
Default Image
162

Biện pháp phát huy vai trò của Giảng viên trong việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên sư phạm

Có rất nhiều học giả đã bàn về sự chuyển biến, sự thay đổi quan niệm của thanh niên đối…
Default Image
235

Một số lý luận giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Trẻ em hiện nay đang đối mặt với nhiều áp lực xã hội, những áp lực và thách thức này có…

Có người bảo, người đàn ông ngoài 40 tuổi Trần Đăng Khoa bây giờ chỉ là cái bóng mờ của cậu bé con 8 tuổi Trần Đăng Khoa xưa kia. Anh nghĩ sao về nhận định này?

 Câu chuyện dưới đây của một người bạn của nhà thơ thần đồng nổi tiếng Trần Đăng Khoa giúp chúng ta sáng tỏ thêm về câu nói nổi tiếng của J. Rútxô, một nhà tư tưởng Pháp: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”.

      anh 82             

               Trần Đăng Khoa lúc nhỏ và sau này

 

          Chẳng ai yêu Trần Đăng Khoa bằng tôi và cũng chẳng có ai ghét Trần Đăng Khoa bằng tôi. Chính vì thế mà tôi rất hiểu ...bố con lão. Tôi có thể thành thật nói với bạn rằng, chẳng bao giờ lão già Trần Đăng Khoa lại là cái bóng mờ của thằng bé con Trần Đăng Khoa mà phải ngược lại mới đúng. Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, đừng nên lấy trẻ con làm thước đo người lớn, vì nó rất phản khoa học. Muốn so sánh phải so cùng cấp độ. So cậu Khoa với bạn bè cùng trang lứa với cậu, là những tác giả nhí nổi tiếng thời ấy, như  Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên, Chu Hồng Quý, vv... hoặc nới rộng hơn, so cậu với mấy thi sĩ thuộc bậc đàn anh của câu, là những tác giả cùng nổi tiếng thời ấy xem bây giờ họ sống và viết ra sao, chứ sao lại so sánh giữa cô bé 8 tuổi với người phụ nữ trưởng thành. Chưa nói đến những vấn đề cao siêu, chỉ riêng cái ai cũng nhìn thấy ngay là cơ thể đã hoàn toàn khác nhau rồi. Nếu lấy cô bé 8 tuổi làm thước thì sẽ thấy người phụ nữ vô lý đùng đùng. Bởi trước kia sao nó nhẵn nhụi phẳng phiu thế mà bây giờ thì lại gồ ghề, lồi lõm thế. Đúng là một cơ thể có bệnh u bướu rồi. Đâu ngờ, chính những đường nét gồ ghề "bệnh tật" ấy  lại chính là vẻ đẹp mê hồn của họ. Nếu không tin, bạn cứ thử  đi hỏi giới mày râu mà xem! Thiên đường đấy!

                                                                         TS. Nguyễn Văn Tịnh

                                                                    Bộ môn Tâm lý và Giáo dục

Tư vấn tâm lý

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh