^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Có rất nhiều học giả đã bàn về sự chuyển biến, sự thay đổi quan niệm của thanh niên đối với các giá trị đạo đức trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, cũng như sự trăn trở của họ về công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Giới hạn trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của giảng viên trong việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những người lao động vừa “hồng” vừa “chuyên” cho xã hội.

There are many scholars who discuss the mutations, the change in conception of the youth towards moral values in the context of our country today, as well as their concerns about the moral education for the younger generation. In this article, we would like to mention a number of measures to promote the role of teachers in moral value orientation for students, especially students of pedagogy, contribute to perform training targets employees who are useful to society.

Từ khóa: giá trị đạo đức, định hướng giá trị đạo đức, giảng viên, sinh viên sư phạm

  1. Đặt vấn đề

Trong bất cứ một xã hội, một nền văn hóa nào trên thế giới, vấn đề đạo đức luôn là một tiêu chí hàng đầu để định hướng về tư tưởng, lối sống của công dân trong xã hội đó. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hoá coi tư tưởng, lối sống mà cụ thể là việc định hướng giá trị đạo đức có quan hệ mật thiết đến mức tổ hợp thành một vấn đề trọng tâm và cấp bách trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, đội ngũ nhà giáo là một trong những lực lường nòng cốt trong việc định hướng giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ - học sinh – sinh viên trở thành những công dân đáp ứng được yêu cầu  xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng, toàn diện các lĩnh vực. Đối với những nhà sư phạm tương lai, việc giới thiệu, cung cấp và định  hướng những giá trị đạo đức cho họ và một trong những vấn đề bức thiết, bởi sinh viên sư phạm chọn một nghề rất đặc biệt, nghề “trồng người”, nhân cách và những giá trị đạo đức của họ có tác động mạnh mẽ đến học sinh – thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, đội ngũ giảng viên trong trường sư phạm cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho người học, đặc biệt  vai trò của họ đối với công tác định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên

  1. Vai trò của giảng viên đối với việc định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm

Vấn đề giáo dục đạo đức và định hướng giá trị đạo đức cho con người là một trong những vấn đề có tính thời sự khi mà các giá trị đạo đức, các chuẩn mực đạo đức đã có những sự biến đối tích cực và tiêu cực. Ở một bình diện khác, ngày càng có nhiều hậu quả xấu đối với xã hội bởi sự suy thoái về đạo đức, đặc biệt diễn ra với tốc độ chóng mặt ở trên các lĩnh vực, trên toàn quốc và độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa. Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc định hướng các giá trị đạo đức cho thể hệ trẻ. Tuy nhiên, để định hướng các giá trị đạo đức cho người học, giúp các em có nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, giúp các em hoàn thiện nhân cách thì cần phải có sự tiến hành đồng bộ giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và toàn xã hội, trong đó có sự tác động trực tiếp là đội ngũ các nhà sư phạm. Với tư cách là một giảng viên, một người luôn trăn trở với công tác định hướng giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các nhà giáo tương lai, thiết nghĩ, các giảng viên cần phải nhận thức và làm thế nào để phát huy vai trò của mình trong công tác định hướng các giá trị đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm hiện nay.

  1. Một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của giảng viên trong việc định hướng các giá trị đạo đức cho sinh viên sư phạm

3.1  Giảng viên là một tấm gương mẫu mực về đạo đức

Giảng viên phải thực sự là một tấm gương về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp để sinh viên noi theo; không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và mẫu mực trong giao tiếp với đồng nghiệp, với sinh viên và những người xung quanh. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên tập trung chủ yếu vào việc định hướng mục tiêu nghề nghiệp, giáo dục động cơ nghề và đạo đức nghề cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo  từ tri thức và phong cách làm việc của giảng viên. Sinh viên thường đòi hỏi rất cao từ giảng viên, những đòi hỏi đó liên quan đến trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cách ứng xử với sinh viên. Đa số sinh viên hình thành niềm say mê nghề dạy học ngay trên giảng đường trường sư phạm sau khi được học tập và làm việc với một giáo viên nào đó, và cũng có một số sinh viên đã từ bỏ niềm yêu thích nghề sư phạm vốn đã được hình thành rất sớm vì một sai lầm không thể tha thứ ở người thầy mà mình từng yêu quí. Muốn vậy, người giảng viên cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm nghề nghiệp của mình, vai trò và vị trí của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.

3.2 Hình thành động cơ, hứng thú học tập ở sinh viên sư phạm

Động cơ, hứng thú học tập liên quan đến nhiều yếu tố như: ý nghĩa tích cực giữa giảng viên với sinh viên...Vì thế, hình thành động cơ, hứng thú học tập cho sinh viên, giảng viên  cần thực hiện các biện pháp sau:

- Làm rõ ý nghĩa môn học, bài học trong chương trình đào tạo giáo viên.            

- Gia tăng tính “hấp dẫn” của nội dung môn học, bài học

Bản thân tri thức luôn chứa đựng những điều mới lạ nên hấp dẫn người học. Tuy nhiên, những điều mới lạ, tính hấp dẫn của tri thức “ẩn” bên trong tri thức ấy nên sinh viên khó có thể nhận thấy ngay. Giảng viên bộc lộ, lột tả những điều ấy nhằm giúp sinh viên cảm nhận được.

- Duy trì giao tiếp tích cực ở trên lớp

Để làm được việc này, giảng viên cần lựa chọn, sử dụng phối hợp và luân chuyển một cách khéo léo các phương pháp dạy học ở trên lớp để duy trì giao tiếp tích cực giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với nhau. Phong cách sư phạm đầy tính năng động và sáng tạo của giảng viên cũng có tác dụng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVSP.

- Can thiệp sư phạm hợp lý

Trong quá trình học, sinh viên luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như không có phương pháp học hiệu quả, thiếu phương tiện và điều kiện học tập, một số khái niệm công cụ chưa nắm vững v.v... Vì thế, có thể sinh viên sẽ từ bỏ việc học hoặc học tập thiếu tính tích cực.

Giảng viên cần có những can thiệp sư phạm hợp lý giúp đỡ sinh viên theo đuổi việc học đến cùng để đạt được mục đích học. Các can thiệp đó có thể là chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm tự học thành công; cung cấp thêm nguồn thông tin như các địa chỉ web, đĩa CD, tên tờ báo, tạp chí v.v...; giúp sinh viên hiểu đúng nội hàm khái niệm bằng cách phân tích các dấu hiệu bản chất của khái niệm. Đôi khi, giảng viên còn cần phải hỗ trợ sinh viên về tình cảm, sự nỗ lực ý chí cần thiết trong học tập - trí tuệ xác cảm (EQ).

3.3 Tổ chức dạy học các môn nghiệp vụ góp phần hình thành động cơ, hứng thú học nghề sư phạm cho sinh viên

  • Tăng thời lượng giảng dạy các môn nghiệp vụ, đặc biệt là hai môn Tâm lý học, Giáo dục học
  • Cần điều chỉnh nội dung chương trình các môn nghiệp vụ theo hướng cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giảm bớt kiến thức hàn lâm, tăng cường tri thức mang tính nghề nghiệp; gắn nội dung môn học với thực tiễn giáo dục, dạy học ở nhà trường phổ thông.
  • Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn tự học bộ môn dưới dạng tài liệu in và tài liệu điện tử đáp ứng nhu cầu tự học của sinh viên. Tài liệu học môn nghiệp vụ sư phạm được biên soạn phù hợp với từng chuyên ngành đào.
  • Giảng viên phụ trách bộ môn cần làm rõ ý nghĩa của từng môn nghiệp vụ trong trường sư phạm, đối với sinh viên sư phạm, với nghề nghiệp ngay khi bắt đầu môn học và thực chứng trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn.
  • Dạy học các môn nghiệp vụ sư phạm nhất thiết phải kết hợp dạy trên lớp với tham quan học tập, thực hành sư phạm, diễn giảng kết hợp với dạy học theo nhóm nhỏ, tự học có hướng dẫn nhằm tạo cơ hội cho SVSP được dấn thân, trải nghiệm những kiến thức bộ môn trong thực tiễn nghề nghiệp.

3.4 Giảng viên cần phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tiến hành các hoạt động giáo dục trong trường sư phạm phong phú, hấp dẫn góp phần giáo dục đạo đức nghề cho SVSP

Các hoạt động giáo dục được hiểu là các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, chính trị, xã hội, văn hóa… Để các hoạt động này kích thích được hứng thú và tính tự giác của sinh viên cần thành lập các câu lạc bộ với nhiều chủ đề, nội dung sinh hoạt đa dạng và giáo viên cần phải nhiệt tình tâm huyết với các câu lạc bộ. Nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện để cán bộ giáo viên tổ chức các hoạt động này một cách phong phú, hấp dẫn và có hiệu quả:

  • Mỗi khoa thành lập một câu lạc bộ theo chuyên ngành đào tạo. Ví dụ câu lạc bộ Tâm lý -Giáo dục, câu lạc bộ thơ trẻ, câu lạc bộ hoá học vui, câu lạc bộ toán học sáng tạo …
  • Phòng công tác sinh viên cùng với Đoàn trường, Hội sinh viên thực hiện công tác tuyên truyền tư tưởng chính trị, lý tưởng nghề nghiệp dưới nhiều hình thức phong phú hấp dẫn như bảng tin, áp phích, băng rôn, biểu ngữ, tạp chí, nội san, nguyệt san và nhiều hoạt động khác liên quan đến tư tưởng, chính trị, văn hoá, khoa học, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp.
  • Tổ chức các hoạt động xã hội mang tính chất “đền ơn đáp nghĩa”, “nhân đạo”, “từ thiện”… cho SVSP tham gia một cách thường xuyên và hệ thống. Các hoạt động này không chỉ có tác dụng tích cực đến nhận thức mà còn tác động mạnh đến tình cảm và rèn luyện hành vi đạo đức của SVSP.
  • Nêu gương người tốt việc tốt, đó có thể là những thanh niên sinh viên có hành động dũng cảm, có thành tích học tập và rèn luyện tốt, thi đấu đạt thành tích cao. Bên cạnh đó, những người có trách nhiệm giáo dục giá trị lối sống cho sinh viên phải là những tấm gương sáng về lối sống, bởi vì không chỉ giúp sinh viên nhận thức được các giá trị lối sống mà còn phải được sinh viên chuyển thành những hành động cụ thể.
  1. Kết luận

Như đã nêu ở trên, vấn đề giáo dục định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên sư phạm có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, đối với sự phát triển nhân cách con người

Sinh viên sư phạm cần định hướng giá trị đúng đắn để không chỉ tích cực trong học tập và rèn luyện ở trường sư phạm mà còn định hướng giá trị cho học sinh của mình khi đã là giáo viên. Vì vậy, vai trò của giảng viên trong  việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên sư phạm ngày càng quan trọng, có ý nghĩa rộng lớn, cần được nhận thức đúng đắn và có sự quan tâm đúng mực của nhà trường, xã hội và chính bản thân những người làm nghề giáo.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  2. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
  3. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  4. A. Cruchetxki, (1981) Thế Long dịch, Những cơ sở của TLH sư phạm, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  5. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
  6. Đỗ Ngọc Hà (2002) Định hướng giá trị của thanh niên, sinh viên hiện nay trước sự chuyển đổi về kinh tế, xã hội của đất nước, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội.
  7. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
  8. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh