^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Với hành trang kiến thức và kỹ năng sư phạm được nhà trường trang bị, sinh viên sư phạm tốt nghiệp, ra trường, bước lên bục giảng vẫn thường phải đối mặt với những những khó khăn, thách thức, không phải ai cũng dễ dàng vượt qua một sớm, một chiều.

Soạn bài đòi hỏi sự dày công, nghiêm túc và sáng tạo

Soạn bài đòi hỏi sự dày công, nghiêm túc và sáng tạo

Việc soạn bài đối với giáo viên, nhất là những người mới ra trường đòi hỏi hết sức công phu, cần sự đầu tư về công sức và trí tuệ, kiến thức và kỹ năng của người dạy. Kinh nghiệm cho thấy, những khó khăn mà giáo viên mới vào nghề thường gặp đó là:

- Lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu chuẩn. Hiện nay, còn nhiều môn học thiếu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chuẩn. Nội dung sách giáo khoa dành cho giáo viên và học sinh, chương trình dạy học thay đổi liên tục, thiếu tính thống nhất.

- Thiếu kinh nghiệm khi lựa chọn nội dung kiến thức cần cho một bài soạn. Phần lớn người mới ra trường có xu hướng “tham”, cái gì cũng muốn “bê” vào bài giảng vì sợ thiếu.

- Khi soạn bài, giáo viên mới vào nghề thường khó phân biệt giữa kiến thức cơ bản và không cơ bản; hay nhầm lẫn giữa khái niệm và định nghĩa khái niệm; giữa ý chính và ý phụ.

- Rất lúng túng khi cần đưa ra ví dụ và liên hệ thực tế do kinh nghiệm sống vốn sống còn nghèo.

- Chưa phân định rạch ròi cái cần giảng và cái cần đọc cho học sinh ghi.

- Mất cân đối trong việc phân phối thời gian giữa các phần trong một bài soạn, dẫn đến tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, “chạy xô” khi dạy.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

- Người dạy còn thiếu kinh nghiệm trong việc “cân đo, đong đếm”, “gạn đục khơi trong”, “đãi cát tìm vàng” khi thiết kế bài giảng, trong khi đó, việc giúp đỡ các giáo viên trẻ mới cầm phấn trong khâu soạn bài chưa được các trường quan tâm đúng mức.

- Vai trò của nhóm, tổ chuyên môn trong vấn đề này chưa được phát huy tối đa và có hiệu quả, thậm chí vẫn tồn tại hiện tượng bỏ bê, vô trách nhiệm.

- Tình trạng thiếu giáo viên ở một số môn của nhiều trường, buộc giáo viên mới về “chân ướt, chân ráo” phải lên lớp ngay, không có thời gian nghiên cứu chương trình, nghiền ngẫm tài liệu, dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp đi trước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.   

Tư vấn tâm lý

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh