^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Giáo sư, Tiến sỹ Hà Thế Ngữ là một trong những người đặt nền móng cho nền khoa học giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục học nói riêng. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án Phó tiến sỹ giáo dục học ở Liên Xô năm 1961. Phần lớn của cuộc đời Giáo sư đã dành trọn trí công sức, trí tuệ, tâm huyết của mình cho sự phát triển lý luận giáo dục.  

 

TS.Hathengu

Trên 30 năm lao động không mệt mỏi, Giáo sư Hà Thế Ngữ đã công bố trên 100 công trình với phạm vi và nội dung nghiên cứu rộng, chủ yếu hướng vào xây dựng và phát triển giáo dục học Việt Nam. Trong các công trình nghiên cứu của mình, giáo sư đã đề cập đến những vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về giáo dục; bản chất, chức năng, xu hướng , các quy luật của giáo dục đến những vấn đề lý luận của các mặt giáo dục: đức, trí, thể, mỹ và lao động.

Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình ông đặc biệt quan tâm vấn đề giáo dục phổ thông, coi đây là xương sống của hệ thóng giáo dục mỗi quốc gia. Nhiều bài viết của ông liên quan đến những vấn đề cốt lõi của giáo dục phổ thông đó là mục đích giáo dục, mụctiêu đào tạo, kế hoạch và chương trình học tập, nội dung và phương pháp học tập; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 

Nhà giáo dục Hà Thế Ngữ đã đóng góp quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý luận, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu, vấn đề tổ chức và quản lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục được áp dụng vào nghiên cứu các điển hình tiên tiến về giáo dục như Bắc Lý, Cẩm Bình...

Hà Thế Ngữ cũng là người tiên phong trong việc theo dõi, nắm bắt và giới thiệu những thành tựu nghiên cứu khoa học giáo dục và những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của nhiều nước trên thế giới với Việt nam.

Nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo do giáo sư biên soạn được đưa vào giảng dạy rộng rãi ở các trường trung học sư phạm, cao đẳng và đại học sư phạm.

          Để ghi nhận công lao của ông đối với khoa học giáo dục Việt Nam, nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh của nhà giáo dục Viện Khoa học giáo dục tuyển chọn và cho ra mắt Tuyển tập: Giáo dục học - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.  

Là một nhà khoa học, nhà sư phạm tài năng Hà Thế Ngữ được bạn bè, đồng nghiệp và học trò kính trọng.

Những tác phẩm chính: V.I. Lê nin (1975), Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội; Hồ Chí Minh (1977), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục; Hà Thế Ngữ - Phạm Thị Diệu Vân (1985), Giáo dục học, T1,2; Hà Thế Ngữ - Phạm Thị Diệu Vân ( 1985), Lý luận giáo dục, TP. Hồ Chí Minh; Đường lối của Đảng về giáo dục phổ thông (1966), Nxb Giáo dục.   

                           

                                 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hà Thế Ngữ (2001) Giáo dục học, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội (Tái bản lần 2). 

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh