^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Công tác phối hợp là sự thống nhất tác động từ nhà trường và gia đình được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục và dạy học có điều kiện đạt hiệu quả tốt nhằm giúp các em phát triển nhân cách hài hòa là vấn đề đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

 1. Ý nghĩa

Việc đưa trẻ đến trường không chỉ đơn thuần là để học sinh chuyên cần đến lớp và đạt điểm số, thành tích tốt, mà đó còn là cách người lớn tạo dựng môi trường học tập nhằm giúp học sinh thực sự có hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội xung quanh, có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng để phát triển toàn diện cả về trí tuệ và nhân cách. Để làm được điều này, nếu chỉ trông đợi vào một lực lượng nào đó thì không thể thành công. Vì học sinh lớn lên, học tập, hoạt động, giao tiếp trong nhiều môi trường và quan hệ khác nhau, với các  lực lượng giáo dục chính, gồm gia đình, n

hà trường và xã hội. Mỗi lực lượng lại có cách thức và ưu thế riêng mang đến sự phát triển tâm lí, nhân cách cho học sinh nên cần phối hợp chặt chẽ cả ba lực lượng này, đặc biệt, cần giữ mối liên hệ thường xuyên, liên tục, hiệu quả giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Sự phối hợp này càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả thì việc tư vấn, hỗ trợ cho học sinh càng đạt kết quả cao. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động từ nhà trường, gia đình và xã hội là vấn đề từ lâu đã được xem là có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động dạy học và  giáo dục có hiệu quả được xác định trong nhiều văn bản pháp luật của nước ta như Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, các Thông tư liên quan vấn đề này, v.v…

Tại khoản 2, Điều 3 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019 đã khẳng định: “Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Tại Khoản 2, Điều 45 Điều lệ trường Tiểu học, số 28/2020/TT-BGDĐT, ngày 04 tháng 9 năm 2020 cũng quy định: “Nhà trường chủ động tuyên truyền và thông báo tới gia đình học sinh về chủ trương, đường lối, kế hoạch và hoạt động giáo dục hàng năm của nhà trường; trao đổi tình hình rèn luyện, học tập và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh; vận động gia đình đưa học sinh bỏ học trở lại lớp; tạo điều kiện để cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đến lớp tìm hiểu và hỗ trợ học sinh rèn luyện, học tập; huy động và tạo điều kiện để gia đình học sinh tham gia xây dựng nhà trường theo đúng quy định của pháp luật và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đóng góp”.

Tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông đã chỉ ra, nhà trường cần “thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi và tác động của những thay đổi đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh” [5].

- Trong thực tế, giáo viên được coi là “chuyên gia” trong lĩnh vực giáo dục và dạy học, trong khi cha mẹ được coi là “chuyên gia” về con cái của chính họ. Giáo viên sẽ không thực hiện được mục đích giáo dục, dạy học nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh vì gia đình là môi trường gắn bó các thành viên bằng mối quan hệ huyết thống và sự chia sẻ thân tình nên cha mẹ là người hiểu rất rõ con mình, tạo lập từ sớm những mầm mống phát triển nhân cách cho con. Sự thành đạt và niềm vui của con là mục tiêu, và cũng là động lực to lớn thúc đẩy sự nỗ lực của cha mẹ. Nhưng ngược lại, cha mẹ cũng không thể giúp con họ trưởng thành nếu không có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Do đó, cha mẹ học sinh dễ ủng hộ và phối hợp với nhà trường để giáo dục con em mình. Nói cách khác, mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và cha mẹ học sinh có thể thúc đẩy học sinh học tập tốt hơn, phát huy được tối đa tiềm năng của mình. Học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì ý nghĩa, giá trị của sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên này càng lớn.

Tuy nhiên, vẫn còn những giáo viên cho rằng, công việc chính của họ là dạy học, họ không có trách nhiệm phải xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh vì điều đó làm mất nhiều thời gian và công sức. Thậm chí, có giáo viên còn đặt cha mẹ vào mối quan hệ căng thẳng, gay gắt khi hai bên không đồng thuận trong giáo dục học sinh. Ngược lại, một bộ phận cha mẹ học sinh cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự phối hợp, ảnh hưởng lẫn nhau của giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình nên hoặc đổ lỗi hoàn toàn cho giáo viên khi con phát triển không như mong đợi, hoặc tham gia các hoạt động của trường, lớp - nơi con mình học tập - một cách thụ động và hình thức. Về phía học sinh, nếu các em nhận thấy giữa giáo viên và cha mẹ mình luôn tôn trọng, thống nhất và phối hợp ăn ý với nhau thì bản thân các em cũng tin tưởng giáo viên và nỗ lực nhiều hơn trong học tập, rèn luyện. Nhưng nếu học sinh biết rằng giáo viên và cha mẹ không thường xuyên trao đổi, thậm chí xung đột, bất hợp tác với nhau, thì nhiều em có khuynh hướng chống lại giáo viên hoặc có vấn đề về hành vi trong lớp học. Điều đó tạo ra nhiều rắc rối, làm giảm rõ rệt hiệu quả giáo dục và dạy học, mà suy cho cùng, chính học sinh mới là người thiệt thòi nhất.

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học tập  cho học sinh là thực hiện cơ chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường qua các kênh thông tin; sự chủ động và tích cực từ phía gia đình; sự chủ động và tích cực từ phía nhà trường.

2.Vấn đề tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong học tập

2.1. Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong học tập

Giáo viên, với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục và dạy học bên cạnh việc tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học, định hướng hoạt động tự học và tự rèn luyện của học sinh, còn đồng hành, theo sát và kịp thời phát hiện những khó khăn riêng của những học sinh khác nhau. Từ đó tìm ra biện pháp, cách thức hỗ trợ phù hợp, giúp học sinh thực hiện được hoạt động học tập và rèn luyện một cách hiệu quả. Nói cách khác, ngoài hai công việc chính là giáo dục và dạy học, hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh cũng là một trong những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên. Theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông yêu cầu về năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh được coi là một trong những tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên trung học cơ sở nói riêng (tiêu chuẩn 2, tiêu chí 7). Ở một góc độ nhất định, giáo viên thực hiện công việc tư vấn, hỗ trợ học sinh hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ tích cực đến việc giáo dục và dạy học học sinh, mang lại kết quả tốt đẹp cho cả giáo viên và học sinh [6].

Theo tinh thần của Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về hướng dẫn công tác tư vấn tâm lí trong trường phổ thông, hoạt động tư vấn tâm lí trong nhà trường được hiểu là “sự hỗ trợ tâm lí, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường” [5].

Như vậy, quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học không chỉ dừng lại ở việc tư vấn, hỗ trợ cho từng học sinh cụ thể khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống mà còn bao gồm các hoạt động mang tính phòng ngừa hướng tới mọi học sinh trong nhà trường, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, gia đình, mối quan hệ xã hội. Từ đó, giúp học sinh tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn mà học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển về phẩm chất và năng lực theo mục đích giáo dục đã đề ra.

Trong nhà trường phổ thông, tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học vừa được xem là một tiến trình, vừa được xem là một hoạt động. Hoạt động này có thể bao gồm các mức độ hỗ trợ khác nhau (từ phòng ngừa, tư vấn và can thiệp khi cần thiết) và diễn ra theo nhiều phương thức khác nhau như: 1- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính phòng ngừa, nâng cao hiểu biết và năng lực thích ứng cho học sinh trong môi trường học tập và cuộc sống nói chung; 2- Tư vấn, hướng dẫn và gợi ý, đưa ra lời khuyên hoặc cung cấp thông tin cho học sinh; 3- Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để học sinh có thể tự giải quyết các vấn đề của bản thân; 4- Tư vấn tâm lí, tổ chức các hoạt động chuyên nghiệp giúp học sinh tự nhận thức về mình, từ đó thay đổi bản thân theo hướng tích cực.

2.2. Nội dung tư vấn, hỗ trợ học tập cho học sinh tiểu học

Hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường đặt ra yêu cầu nhất định trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nên học sinh cần được tư vấn, hỗ trợ nhiều nội dung khác nhau trong quá trình thực hiện hoạt động này. Nhìn chung, có thể chia thành 3 nhóm nội dung tư vấn, hỗ trợ, gồm:

- Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động học tập:Giáo viên hỗ trợ học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân; tư vấn cho học sinh về kĩ năng, phương pháp học tập, phát triển hứng thú học tập; tư vấn riêng cho học sinh về kế hoạch học tập cá nhân và xây dựng kế hoạch, mục tiêu lâu dài; khích lệ học sinh tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau.


Sơ đồ 1:Nội dung tư vấn, hỗ trợ học tập cho học sinh tiểu học

 

- Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các mối quan hệ giao tiếp: Giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; hành vi ứng xử có văn hóa, lối sống tích cực; khả năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.

- Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong phát triển bản thân:Giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh hình thành, rèn luyện kĩ năng tự phục vụ, chăm sóc, bảo vệ bản thân; tự đánh giá khách quan điểm mạnh và hạn chế; phát triển tính tự tin trong giao tiếp; nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm đối với bản thân và người khác.

2.3. Hình thức tư vấn, hỗ trợ học tập cho học sinh tiểu học

Có thể chia hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học thành các hình thức khác nhau dựa vào một số tiêu chí cơ bản. Cụ thể là:

- Căn cứ vào phương tiện tư vấn, hỗ trợ: có thể chia thành tư vấn, hỗ trợ trực tiếp (gặp gỡ trực tiếp, mặt đối mặt) và tư vấn, hỗ trợ gián tiếp (qua phương tiện điện thoại, e-mail, tin nhắn…).

- Căn cứ vào quy mô tư vấn, hỗ trợ: có thể chia thành tư vấn, hỗ trợ cá nhân và tư vấn, hỗ trợ nhóm (gồm cả nhóm nhỏ và nhóm lớn - toàn lớp, toàn trường).

- Căn cứ vào nội dung tư vấn, hỗ trợ, có thể chia thành: tư vấn, hỗ trợ về học tập; tư vấn, hỗ trợ về giao tiếp; tư vấn, hỗ trợ về phát triển bản thân.

2.4. Phương pháp tư vấn, hỗ trợ học tập cho học sinh tiểu học

Trong quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh, bên cạnh những phương pháp tư vấn cơ bản như trò chuyện, trực quan…giáo viên sử dụng các phương pháp khác nhằm đánh giá, nhận diện biểu hiện và mức độ khó khăn mà học sinh gặp phải như quan sát, trắc nghiệm, phân tích sản phẩm hoạt động và nghiên cứu hồ sơ học sinh. Do vậy trong nội dung này, chúng tôi trình bày kết hợp nhóm phương pháp tư vấn, hỗ trợ và nhóm phương pháp đánh giá khó khăn của học sinh.

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh