^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Đã có rất cáo buộc xâm hại trẻ em được đăng tải trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, điểm hình là vụ việc cháu bé 12 tuổi Đ.T.N.L ở Thanh Trì, Hà Nội bị xâm hại tình dục đẫn đến mang thai vừa được phát hiện  là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này. Vậy làm sao để dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em? Dưới đây là một vài kỹ năng các bậc phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ để biết cách phòng tránh.

  1. Dạy trẻ các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và cách bảo vệ cơ thể trẻ

Hãy bắt đầu trò chuyện về giới tính với trẻ càng sớm càng tốt, cho trẻ biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính bé, không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Với các vùng nhạy cảm trên cơ thể như môi, ngực, vùng giữa hai đùi, mông… Hãy hướng dẫn trẻ thực hành nguyên tắc 3 không với vùng nhạy cảm (vùng kín) đó là không nhìn (không để cho ai nhìn vào vùng nhạy cảm của mình và cũng không nhìn vào vùng kín của người khác), không chạm (không để ai chạm vào cùng kín của bé và không được chạm vào vùng kín của bất cứ ai), không nói (không để ai nói về vùng kín của mình và cũng không nói về vùng kín của người khác).

  1. Dạy trẻ quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại

Hãy cùng trẻ thiết lập các quy tắc phòng chống nguy cơ xâm hại nhuwL Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ; Không ở trong phòng kín một mình với người lạ, nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở; Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do; Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa; Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình; Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình; Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình; Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em; Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình).

  1. Dạy trẻ một số kỹ năng phòng chống xâm hại

 Kỹ năng thoát  hiểm: Khi gặp các tình huống nguy hiểm, hướng dẫn trẻ một số các kỹ năng sau:

- Bình tĩnh, không khóc: Trong mọi tình huống con đều phải bình tĩnh mới giải quyết vấn đề hiệu quả.

- Bỏ chạy thật nhanh nếu nhận thấy không an toàn, vừa chạy vừa quan sát chỗ  đông người thì chạy về hướng đó, chạy theo hướng có trụ sở các cơ quan công an, ủy ban hoặc trường học, tuyệt đối không chạy về phía vắng vẻ hay chạy trốn vào phòng trống.

- Kêu cứu: Vừa chạy vừa la hét thật to, vừa kết hợp la hét vừa kêu cứu. Rất có thể trong trường hợp này kẻ gian sẽ nhận họ là người thân của trẻ nên người xung quanh sẽ không thể giúp đỡ nên kêu cứu phải nói thành tiếng rõ ràng để khẳng định đó là kẻ gian và trẻ đang có nguy cơ bị xâm hại cần sự giúp đỡ. Nếu chẳng may con bị kẻ gian khống chế con cần vùng vẫy thật mạnh, lợi dụng lúc kẻ gian sơ sở dùng miệng, tay, chân để cắn, đấm, đá, đạp mạnh vào các vùng nhạy cảm của kẻ gian như mắt, mũi… và tìm cách để thoát thân.

Kỹ năng thông báo: Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất,… hay bất cứ người nào mà các em tin tưởng là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ.

Một số tổ chức có thể hỗ trợ thông tin và đảm bảo an toàn cho trẻ:  Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (gọi số 111), Công an (gọi 113).

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh