^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn hỗ trợ học tập cho học sinh Tiểu học hiện nay

Công tác phối hợp là sự thống nhất tác động từ nhà trường và gia đình được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục và dạy học có điều kiện đạt hiệu quả tốt nhằm giúp các em phát triển nhân cách hài hòa là vấn đề đặc biệt quan trọng…
566

Tự học, tự nghiên cứu - giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Tự học, tự nghiên cứu là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết đối với tất cả…
1390

Trở ngại tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Tóm tắt: Trở ngại tâm lý được hiểu là những rào cản, những vướng mắc, những khó khăn……
Default Image
1187

Tầm quan trọng của tham vấn tâm lý học đường

"Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được…

Tự học, tự nghiên cứu là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết đối với tất cả giáo ở các cấp học, là nền tảng và động lực để mỗi giáo viên tự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của mình, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

 

Nhà giáo dục nổi tiếng K.D. Usinsky đã từng nói: “Người giáo viên như đang đứng trước dòng nước ngược, nếu không cẩn thận sẽ bị nước cuốn trôi”. Lời di huấn của nhà giáo dục, nhà sư phạm  từ thế kỷ thứ XVIII đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vì chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Thế giới mỗi ngày đều có những thay đổi, phát triển không ngừng. Tri thức cũng theo đó thay đổi.  

Lịch sử nước ta đã ghi nhận nhiều tấm gương tự học, tự nghiên cứu mà tiêu biểu hơn cả là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.[1] Ở Bác, thấy rõ nhất là  việc chủ động tìm học, tự học, học mọi nơi, học mọi lúc, học ở mọi người, học bằng mọi cách, học qua mọi nội dung và học có kế hoạch.

Mục tiêu của tự học, tự bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội.

Đội ngũ cán bộ giáo viên đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Muốn vậy trước hết phải có đội ngũ mạnh, vững về chuyên môn và điều đó không thể bỏ qua việc tự học, tự nghiên cứu. Học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên phổ thông không chỉ là mệnh lệnh của trái tim của mỗi nhà giáo mà còn là vấn đề có tính pháp lệnh. Tại Khoản 3, Điều 27 Thông tư số 32/2020/ TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học nhấn mạnh: “Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục”.

Từ nhiều năm nay, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đều hướng vào việc xây dựng một xã hội học tập trong đó nêu rõ mục đích “Học tập suốt đời, góp phần nâng cao dân trí và năng lực công dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng sống của bản thân, gia đình và xã hội”. Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định yêu cầu về việc tự học: “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Bên cạnh đó, Nghị quyết xác định các điều kiện để đáp ứng nhu cầu tự học: “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”

Gần đây nhất, có Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII và Quyết định số 1373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030", nhấn mạnh  mỗi cá nhân, thành viên của tổ chức phải nâng cao ý thức tự học, học thường xuyên, học suốt đời, học ở trường, ở mọi nơi, mọi lúc để nâng tầm trí tuệ, trình độ, kỹ năng toàn diện của từng “Công dân học tập”, giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng con người Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hội nhập vào trào lưu xây dựng xã hội học tập của thế giới hiện đại.

Đối với mô hình “Công dân học tập” năng lực tự học, tự học suốt đời chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, gồm các kỹ năng cơ bản: 1)Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập; 2) Kỹ năng sắp xếp hợp lý công việc để có thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng;  3) Kỹ năng động viên, tạo điều kiện cho người thân trong gia đình và đồng nghiệp được học tập thường xuyên; 4) Kỹ năng tìm kiếm, tra cứu, đọc, cập nhật thông tin) [2]

Theo các chuyên gia giáo dục Việt Nam, để có một xã hội học tập đủ khả năng đưa nước ta sớm đuổi kịp các nước phát triển hơn ta, tạo thuận lợi cho sự cạnh tranh trên trường quốc tế thì từ các Trung tâm học tập cộng đồng hiện nay phải có một lộ trình tầm cỡ quốc gia để tiến đến thực hiện khẩu hiệu sau đây:

Học từ xa, nối mạng + tự học + học thông minh 1 [3]

Thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên nước ta nói chung, trung học phổ thông nói riêng cơ bản được đào tạo theo đúng chuyên môn của ngành học. Song do trình độ tiếp thu, năng lực, điều kiện của mỗi giáo viên một khác: một số giáo viên trẻ mới ra trường việc thích ứng với chương trình mới còn chậm chạp; một số giáo viên theo học các lớp đào tạo của hệ liên kết, tại chức nên phương pháp dạy trẻ còn nhiều hạn chế, nghệ thuật và kinh nghiệm giảng dạy chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, dẫn đến chất lượng giáo dục chưa đồng đều. Vì thế “phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu".

Thời đại sau WTO, nước ta phải tiến nhanh thì giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy đều cần được quan tâm song song với phương châm: “lấy tự học làm cốt lõi cùng với việc sử dụng công nghệ thông tin. Tuy là tự học nhưng cũng cần có sự động viên, hướng dẫn, gợi ý của những người giàu kinh nghiệm về tự học, tự nghiên cứu.   

Tóm lại, để đáp ứng yêu cầu xã hội và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phổ thông đòi hỏi giáo viên phải tự học để tồn tại, tự khẳng định mình và phát triển một cách bền vững.

Tự học có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người giáo viên.  Phương pháp học tự học có những lợi ích nổi bật, cụ thể là:

  • Giúp người học chủ động trong việc tìm tòi và tiếp thu những kiến thức mới, dễ dàng học bất cứ điều gì mà mình cần, mình thích.
  • Luôn cập nhật kiến thức đều đặn và liên tục hằng ngày, hằng giờ.
  • Giúp người học biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích không có trong sách vở hoặc không được nhà trường giảng dạy.
  • Cải thiện năng suất và hiệu quả học tập, làm việc.
  • Giúp người học nâng cao kiến thức lẫn kinh nghiệm, các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm…
  • Giúp người học phát triển và hoàn thiện bản thân, phát triển chuyên môn.
  • Phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của mỗi người.
  • Khả năng tự học sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển cho công việc và thăng tiến trong hoạt động nghề nghiệp.

Đối với mô hình “Công dân học tập” năng lực tự học, tự học suốt đời chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, gồm: 1) Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập; 2) Kỹ năng sắp xếp hợp lý công việc để có thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng;  3) Kỹ năng động viên, tạo điều kiện cho người thân trong gia đình và đồng nghiệp được học tập thường xuyên; 4) Kỹ năng tìm kiếm, tra cứu, đọc, cập nhật thông tin) [4]

Tóm lại, để đáp ứng yêu cầu xã hội và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phổ thông đòi hỏi giáo viên phải tự học để tồn tại, tự khẳng định mình và phát triển một cách bền vững.

[1] Hồ Chí Minh Toàn tập - NXB Chính trị quốc gia, H.1996, tập 8, tr. 215.

[2] Chính phủ nước Cộng hòa XHXN Việt Nam: Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030”.

[3] Nguyễn Cảnh Toàn (2010), Học để đuổi kịp và vượt, NXB Lao động, tr. 251.

[4] Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030”.

Tư vấn tâm lý

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh