^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov(tiếng Nga: Московский государственный университет имени М.В.Ломоносова, thường viết tắt làМГУ,MGU) là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga, thành lập năm1755. Đây là cái “nôi” đào tạo nhân tài cho đất Việt, nhiều người đã thành danh từ mái trường nổi tiếng này.

Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva

TS. Hoàng Lê Minh - huy chương vàng IMO đầu tiên của Việt Nam năm 1974 - nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Toán – Tin tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Mókva năm 1984. Hiện tại ông Minh là một chuyên gia CNTT, đã tham gia nhiều dự án, đề tài cấp Nhà nước về CNTT và tham gia tư vấn các vấn đề liên quan đến Điện toán đám mây, Phần mềm nguồn mở... Ông Minh đã có kinh nghiệm nhiều năm công tác tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu ở châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ông đã từng giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Ứng dụng Tin học - Đại học Tổng hợp TPHCM (năm 1995).

TS. Hoàng Lê Minh

Ngoài ra, ông Hoàng Lê Minh từng có kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo tại nhiều cơ quan khác như: Giám đốc Trung tâm Phần mềm ĐH Quốc gia TPHCM; Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM; Trưởng Ban Quản lý các dự án CNTT TPHCM; Phó Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông TPHCM. Hiện ông đang giữ chức vụ Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

ThS. Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên đoạt giả ba tại IMO năm 1975. Chị là cháu nội của cụ Phan Kế Toại, Phó Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhiệm kỳ 1955 - 1961.

Sau khi đạt giải Olympic toán năm 1975, chị học đại học ở Liên Xô, tại MGU. Ra trường về công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ TW. Công tác tại đây được 16 năm, năm 1997, chị xin ra ngoài, làm cho Chương trình phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc, rồi cho những chương trình, dự án khác nhau. Hiện chị làm tư vấn độc lập về Y tế công cộng.

ThS. Phan Vũ Diễm Hằng

TS Lê Bá Khánh Trình, người nổi tiếng do đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 42/42 và giải đặc biệt về lời giải độc đáo tại IMO 1979 ở Luân Đôn (Vương quốc Anh). Sau ngày nhận giải, Lê Bá Khánh Trình được tuyển thẳng vào Khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Moskva. Tiếp đến, ông làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar (Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga). Bốn năm sau, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ rồi trở về Việt Nam làm giảng viên Khoa toán - Tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học.

TS Lê Bá Khánh Trình

GS. Lê Tự Quốc Thắng, Huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 42/42 tại IMO năm 1982. Ông sinh năm 1965 tại Huế trong một gia đình có truyền thống về toán, cha là ông Lê Tự Hỷ từng là giảng viên khoa toán tại Đại học Huế, mẹ là bà Đinh Thị Quý Hương là giáo viên dạy toán cấp 3.

Ông theo học khoa toán tại trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Moskva, Nga. Trong 8 năm học tại đây ông đã 2 lần đoạt giải nhất nghiên cứu khoa học của trường. Năm 1991, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành toán hình học Topo.

Từ năm 1992 - 1994 ông đã trải qua các vị trí công tác tại tại Viện toán học Steklov (Nga); Viện Toán học Max - Planck (Đức); Viện Vật lý lý thuyết Trieste (Ý); Đại học Tokyo (Nhật Bản).

Từ 1994 đến 1996 ông là giáo sư trợ lý tại Đại học Bang New York (State University of New York, SUNY) ở Buffalo, New York. Ông còn là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Osaka, Viện Mittag - Leffler, Thụy Ðiển, Viện nghiên cứu khoa học toán tại Tokyo, Nhật Bản, Đại học Grenoble, Đại học Paris VII, Pháp, Đại học Genève, Thuỵ Sĩ...

Từ tháng 1/2004 đến nay ông là giáo sư chính thức của Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ.

GS Lê Tự Quốc Thắng

GS. Đàm Thanh Sơn, Huy chương vàng điểm tuyệt đối IMO 1984 - tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva năm 1991 và nhận bằng tiến sỹ vật lý tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Moskva năm 1995.

Từ năm 1995-1999: Ông là học giả hậu tiến sĩ (postdoc) tại Viện Đại học Washington-Seattle và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Từ năm 1999-2002: Ông được bổ nhiệm làm giáo sư tại Viện Đại học Columbia, đồng thời là học giả (fellow) ở Trung tâm Nghiên cứu RIKEN-BNL, Phòng Thí nghiệm Quốc gia Brookhaven (BNL), Hoa Kỳ. Từ năm 2002, ông quay lại Seattle, được bổ nhiệm chức giáo sư tại Khoa Vật lý của Viện Đại học Washington và đồng thời là học giả cao cấp (Senior Fellow) tại Viện Vật lý Hạt nhân trực thuộc viện đại học này.

Từ tháng 9/2012, ông là giáo sư (University Professor) tại Viện Đại học Chicago, Hoa Kỳ.

Theo thông báo ngày 29/4/2014 của Hàn lâm viện Khoa học Hoa Kỳ (National Academy of Sciences - USA, viết tắt : NAS), Viện này vừa tiến hành bầu ra 84 thành viên mới, trong đó có GS Đàm Thanh Sơn.

 

GS Đàm Thanh Sơn

GS. Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1970), Huy chương vàng IMO năm 1985. Anh là thí sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất tham dự IMO khi chưa tròn 15 tuổi. Anh tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva về Toán năm 1991. Sau đó anh nghiên cứu  tại ICTP 2 năm, giữa chừng  về lại Đại học Tổng hợp Moskva bảo vệ luận án TS. Năm 1995,  được tuyển làm nghiên cứu viên của CNRS (TT khoa học quốc gia của Pháp). Anh bảo vệ TSKH (habilitation) năm 2001 và ngay sau đó được nhận làm GS. tại Đại học Tổng hợp Toulouse (Pháp).

 

GS. Đinh Tiến Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Wikipedia (tiếng Việt)

Vietnam.net.vn (16.9.2014)

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh