anh 81

Mẹ - đó là người đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người đàn ông, định hình một cách vô thức tình yêu cuộc sống của họ, nhà phân tâm học học Alain Braconier giải thích. Tình yêu của người mẹ không thể so sánh được với bất cứ ai. Mẹ đó là mối liên hệ duy nhất, bền vững gắn liền với con trai, đó là sự thật không có gì là phóng đại cả. Người mẹ, nói đúng ra, không ai có thể so sánh nổi,- cha đẻ của phân tâm học lừng danh S. Freud khẳng định.

Nhà phân tâm học Alain Braconier đề xuất xem xét 5 kiểu tâm lí cá nhân tồn tại ở mỗi người mẹ, nhưng cũng có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm nhân cách của họ, kinh nghiệm sống, cũng như vai trò của người chồng hay người bạn đời trong gia đình.   

1. NGƯỜI MẸ YÊU THƯƠNG

Những người mẹ này thường khen ngợi vẻ đẹp, trí tuệ và những phẩm chất khác của con trai, tự hào và hạnh phúc khi con trai mình đạt được thành tích. Họ thường tin tưởng vào tương lai tươi sáng của con. Họ chỉ mong muốn làm sao để con trai mình tốt hơn và họ sẵn sàng hy sinh vì nó.

Những người mẹ này toát lên một sức mạnh rất lớn. Từ họ, con trai nhận được niềm tin vững chắc vào chính mình, nhờ đó không lo sợ khi gặp bất kỳ những tình huống nào trong cuộc sống.     

2. NGƯỜI MẸ  SIÊU GIÁM HỘ

Đây là hình mẫu người mẹ châu Âu từ những bộ phim của Vudi Allena – một cô chủ vốn lo lắng, mong muốn hợp nhất cậu con trai vào một khối thống nhất và thường xuyên can thiệp vào công việc của nó. Mục đích của cô là buộc cậu con trai ở lại lâu hơn trong cuộc đời của mình. Từ việc quá lo lắng thái quá  cô đã hình thành cho con trai cách nhìn hoài nghi về quan hệ con người, hậu quả là tạo ra ở nó cảm giác phụ thuộc, mà trước hết là sự lo lắng.

Những cậu con trai chịu tác động của tình yêu nghiệt ngã này sẽ lớn lên trong không khí lo sợ, xúc cảm yếu đuối và cảm giác tội lỗi. Họ khó khăn để thỏa hiệp với những quan hệ gần gũi, khó bộc lộ những xúc cảm của mình.

3. NGƯỜI MẸ XA LÁNH   

Họ rất hoài nghi rằng có thể trở thành người mẹ tốt. Bởi vậy, họ lúc nào cũng sợ làm cái gì đó không phải như vậy, thường làm đau đớn đứa trẻ. Kết quả là tạo ra khoảng cách giữa họ với con trai về thể xác lẫn xúc cảm.

Có thể thường gặp những người căm thù vợ hoặc đồng bóng trong số những đứa con trai của những người mẹ xa lánh. Không cảm nhận được hơi ấm và cảm giác an toàn từ tình yêu của người mẹ, những cậu con trai này thường khó tin phụ nữ và hay nói chuyện bậy bạ về tình yêu và tình dục. Trong quan hệ thân tình, họ thường sợ bộc lộ tình cảm của mình, thái độ lạnh lùng. Hệ quả là trong quan hệ với phụ nữ, họ tái diễn lại sự xa lánh phụ nữ và chính họ sợ cái đó.   

4. NGƯỜI MẸ THIỆN CHÍ

Trước hết, đây là người phụ nữ  hạnh phúc, xứng đáng là người đồng hành của cuộc đời con cái mình. Họ chú ý đến nhu cầu đứa trẻ,  nhưng không lo lắng và không có xu hướng nâng đánh giá của mình về kết quả của con trai. Họ quan tâm đến toàn bộ gia đình. Nguồn hạnh phúc ở họ rất nhiều, đứa trẻ  đối với họ là không chỉ là  ánh sáng  bên cửa sổ. Măc dù họ rất quan tâm đến con trai và có thể thiết lập mối quan hệ tin tưởng với nó nhưng không bao giờ họ có xu hướng can thiệp sâu vào cuộc sống của chúng, và thể hiện mình như là một sở hữu của chúng, đặc biệt khi chúng đã đến tuổi thiếu niên.

Những người mẹ này sẽ sinh ra những người đàn ông tin tưởng vào bản thân, bằng lòng với chính mình và dễ dàng kết nối quan hệ với các phụ nữ. Những người con trai của các bà mẹ thiện chí  biết đón nhận và bộc lộ cảm xúc của mình. Họ thường hấp dẫn phụ nữ.

5. NGƯỜI MẸ ÁP LỰC

Họ thường sống trong trạng thái chiến tranh với đàn ông, thường xuyên buộc họ phải phục tùng mình. Theo phân tâm học, phụ nữ này mong muốn trở thành “falos” (biểu tượng của quyền lực) vốn có ở bản thân. Khi có được tính cách này, họ không chịu được phản ứng và thích ra lệnh.

Những đứa con của các bà mẹ cưỡng bức này hành động rất ngược đời. Một mặt chúng tránh xa, nhưng thực tế chúng tìm phiên bản của họ mọi nơi để lại bắt đầu trong vai bà chủ đối với nô lệ trong cuộc sống. Sau một thời gian họ cố gắng cởi trói nhờ sự thay đổi…nhưng vô ích. Song sự đè nén của người mẹ áp lực thật tệ hại. Khi những người đàn ông cảm thấy rằng, phụ nữ đe dọa nam tính của họ, họ có thể  phản ứng có tính bạo lực bằng lời hay cơ bắp. Họ thường trả thù vì cảm thấy coi thường dưới quyền lực của mẹ.  

                                                                                Nguyễn Văn Tịnh dịch

                                                       Theo Tạp chí Psychology số 47, tháng 3.2010