"Trẻ cậy cha, già cậy con". Thường khi về già, tuổi cao sức yếu, cha mẹ cần nơi nương tựa, mà chỗ nương tựa tốt nhất vẫn là con cái. Lúc này cũng là cơ hội tốt nhất cho con cháu có điều kiện báo hiếu cha mẹ. Chính vì thế, có nhiều người khi tuổi cao họ thường sống vùng con cái không chỉ vì mong ở con cái sự giúp đỡ trong những lúc khó khăn, ốm đau, bệnh tật ...

nguoigia

Làm con trước phải đền ơn sinh thành 

          Nhưng tâm lý chung của người già là vẫn không thích cái gọi là lệ lthuộc con cái mà họ vẫn thích sống độc lập, tự do thật sự, mặc dù họ rất sợ cô đơn khi sống xa con cháu mình. Thực tế hai năm rõ mười. Nhiều bậc cha mẹ nuôi con không mệt mỏi, con khôn lớn, trưởng thành, có cơ nghiệp, nhà cửa đàng hoàng ở chốn đô thành nhưng vẫn không muồn rời bỏ xứ sở, cơ nghiệp ở chốn nông thôn bần hàn, khắc nghiệp để đi theo con cái ra sống ở thị thành vừa nhàn tản lại được con cái phụng dưỡng hết mình. Bởi lẽ: thứ nhất, họ quen sông nếp cũ, đến một nơi khác xa lạ hơn rất khó thích ứng. Thứ hai là, các ông các bà cũng không thú gì cảnh nhàn tản sợ đến ghê người khi con cháu đi vắng cả ngày. Không bè bạn, hàng xóm, suốt ngày xem ti vi, đọc sách, nhìn ra cửa - nghĩ đến cảnh đó cũng phát ngán rồi. Thứ ba là, trong thâm tâm nhiều người làm cha làm mẹ không muốn làm phiền con cái, bắt con cái phải hầu hạ mình khi mình đang có thể tự lo được.

          Những trường hợp sống cùng con cái thường với những lý do: một trong hai người (vợ hoặc chồng) đã mất, ít anh em, neo người buộc họ phải đi: hoặc đau lâu, ốm dài không thể tự phục vụ được.

          Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bố mẹ ở chung với con cái nhưng với điều kiện có phòng riêng, cơm nước tự lo liệu ...

          Có nhiều cha mẹ, con cái thuyết phục mãi họ vẫn không chịu đi, dứt khoát không đi, thà rằng đứa nào có trách nhiệm và tình thương đối với cha mẹ, hàng tháng khi có điều kiện gửi tiền hoặc quà để động viên, thế là quý rồi.

          Không ít người tâm sự: Chừng nào gần đất xa trời "Chống gậy không vào đất nữa", không thể tự lo liệu được nữa thì lúc đó hãy tính, còn độc lập, tự do được chừng nào hay chừng ấy.

          Thế mới biết, người già vẫn sống có bản lĩnh riêng của họ. Bản lĩnh này thất đáng trân trọng. Tuy nhiên, cũng không nên quá cứng nhắc mà từ chối ý nguyện được phụng dưỡng cha mẹ của những người con hiếu thảo, bởi đó không chỉ là việc hưởng niềm vui tuổi già, mà đó cũng chính là mang lại niềm hạnh phúc cho cháu con. Điều đáng nói là con cháu cần biết làm thế nào để sự phụng dưỡng mang đầy đủ ý nghĩa thực của nó.

                                                                                               Bài đăng

                                                                                     Giáo dục và Thời đại,  số 6