^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Lêôchiép (Leonchev) là nhà tâm lý học Xô Viết kiệt xuất của thế kỷ XX, Giáo sư, Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học giáo dục Liên xô (1950); học trò, người kế tục xuất sắc của L.S. Vygotsky, có nhiều đóng góp xuất sắc cho tâm lý học Liên Xô và thế giới, một trong những người sáng lập lí thuyết tâm lí học hoạt động; Phó chủ tịch Hội tâm lý học thế giới; thầy của Giáo sư, Viện sỹ Phạm Minh Hạc - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên Hội đồng tư vấn khoa học Liên đoàn nghiên cứu giá trị thế giới, Chủ tịch Hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam…

 T1.22

                   A. N. Leonchev (1903-1979)

Hướng nghiên cứu cơ bản: Nghiêncứu lớn đầu tiên của Leonchiev được ông tổng kết trong chuyên khảo “Sự phát triển trí nhớ” (1931), đã được hoàn thành theo hướng tư tưởng thuyết văn hóa - lịch sử  của  L.S. Vygotsky. Từ năm 1932, Leoônchiép sau khi liên kết xung quanh mình nhóm các nhà nghiên cứu Kharcov (L.P. Bojovish, P. Ia. Galperin, A. V. Zaporojiez…) Leoônchiép bắt đầu nghiên cứu vấn đề hoạt động trong tâm lí học. Vào năm 1930 – 1940, ông hoàn thành  những thực nghiệm nguồn gốc cảm giác ở con người, được trình bày trong Luận án tiến sỹ khoa học của ông “Sự phát triển tâm lí” (1940). Leochiev đóng góp trước hết là các vấn đề lí luận và phương pháp luận có tính nguyên tắc và nền tảng của tâm lí học.Ông đã sáng lập ra một trường phái khoa học lớn trong tâm lí học, những công trình của ông ảnh hưởng rõ rệt đến các nhà triết học, giáo dục học, văn hóa học và các đại biểu các khoa học nhân văn khác.

  Vào cuối những năm 1920,  Leonchev với   L.S. Vygotsky và A. R. Luria nghiên cứu lí thuyết văn hóa- lịch sử phát triển tâm lí và vận dụng tư tưởng của lí thuyết này để nghiên cứu  quá trình trí nhớ, với tư cách là hoạt động có đối tượng, được hoàn thiện trong điều kiện phát triển xã hội - lịch sử và phát triển chủng loại. Trong giai đoạn này, ông tiến hành nghiên cứu thực nghiệm hướng vào việc làm sáng rõ cơ chế hình thành chức năng tâm lí cao cấp khi xem xét xét nó như một quá trình “chuyển hóa”, chuyển các hình thức hành động công cụ - gián tiếp vào quá trình tâm lí bên trọng.

Bắt đầu những năm 30, ông rời Moskva đến Kharcov, đứng ra lãnh đạo trường phái hoạt động Kharcov, bắt tay nghiên cứu lý luận và thực nghiệm hoạt động. Trong các thực nghiệm được tiến hành dưới sự lãnh đạo của ông vào những năm 1965 -1963 đã chỉ ra rằng, trên cơ sở những hành động tương ứng có thể hình thành thị lực có âm thanh cao ở những người có thính lực âm nhạc kém.

Trong thời kỳ Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Leonchiev làm việc làm việc ở nhà thương phục hồi chức năng khi nghiên cứu vấn đề khôi phục vận động ở vùng chấn thương sọ não do các vết thương gây ra. 

Trong các thực nghiệm được tiến hành dưới sự lãnh đạo của ông vào những năm 1965 -1963 đã chỉ ra rằng, trên cơ sở những hành động tương ứng có thể hình thành thị lực có âm thanh cao ở những người có thính lực âm nhạc kém.

Vào những năm cuối cùng, xuất phát từ các quan điểm của lí thuyết văn hóa – lịch sử, Leonchiev tích cực nghiên cứu lí thuyết hoạt động tâm lí chung, và thành tựu khoa học cơ bản của ông gắn liên với nghiên cứu lí thuyết hoạt động. Ông xem hoạt động tâm lí là một hình thức đặc biệt, một sản phẩn phong phú của hoạt động vật chất bên ngoài có thể được tổ chức lại trong tiến trình phát triển xã hội - lịch sử vào hoạt động bên trong của ý thức. Hoạt động trở thành một phương pháp cho phép chẩn đoán biểu hiện của tâm lí, sự phát triển và những biến đổi về chất của nó.  Tóm lại, trong lãnh đạo phương pháp luận của mình Leonchiev đặt ra vấn đề hoạt động. Mục đích  nghiên cứu của ông là đưa ra phân tích cấu trúc của hoạt động, chia ra trong đó các thành phần và mức đội ( hoạt động đặc biệt, hành động, thao tác, chức năng tâm sinh lí) tạo nên hệ thống. Nhiệm vụ chính là xác lập về mặt tâm lý học phạm trù hoạt động có đối tượng, phát hiện chức năng phản ánh tâm lý của nó, nguồn gốc, quá trình phát sinh, phát triển chức năng đó và vai trò trung gian của hoạt động trong quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Ông cho rằng, mối liên hệ giữa cấu trúc hoạt động và cấu trúc ý thức ( “qũi đạo Leonchev”: hoạt động đặc biệt - động cơ, hành động - mục đích, thao tác - các nhiệm vụ và điều kiện) giữ vị trí đặc biệt.   Ông tiến hành những nghiên cứu phạm vi rộng những vấn tâm lí: sự nảy sinh và phát triển tâm lí trong chủng loài, sự nảy sinh và phát triển tâm lí trong nhân chủng, cấu trúc hoạt động và ý thức, lĩnh vực động cơ - ý nghĩa nhân cách, phương pháp luận và lịch sử tâm lí học.  

Trên cơ sở mô hình cấu trúc hoạt động Leochev đề xuất phạm vi rộng lớn các chức năng tâm lí được nghiên cứu (tri giác, tư duy, trí nhớ, chú ý), nghiên cứu ý thức và nhân cách đã diễn ra. Lí thuyết hoạt động của Leonchev được phát triển trong các lĩnh vực tâm lí khác nhau (tâm lí học đại cương, trẻ em, giáo dục, y học, xã hội).          

 Các nhà tâm lý học Nga và thế giới ghi nhận cống hiến lớn nhất của Leonchiev và các cộng sự của ông đối với thế giới là đã hoàn chỉnh và triệt để vận dụng phương pháp tiếp cận hoạt động và các thành tựu lý luận về hoạt động, đặc biệt về câú trúc của hoạt động mà ông đã dày cộng nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận của tâm lý học hoạt động đã, đang và sẽ mở ra những triển vọng tốt đẹp cho nhiều công trình của tâm lý học, giáo dục học, triết học, đạo đức học, khoa học quản lý. Nó cũng đã và đang đặt ra  nhiều vấn đề cho tâm lý học, giáo dục học, triết học… cần giải quyết. Ông đã đưa ra giả thuyết về sự nảy sinh cảm giác trong quá trình phát triển chủng loại, điều kiện hình thành hệ thống chức năng của não, tạo nên cơ sở sinh lý đặc trưng của năng lực con người. Trong lĩnh vực tâm lý học trẻ em, Leonchiev nghiên cứu điều kiện phát triển nhận thức của con người như  một quá trình dựa trên cơ sở chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, chuẩn mực do loài người sáng tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử và được gửi gắm vào trong sản phẩm văn hoá và ngôn ngữ. Đi sâu nghiên cứu những điều kiện có ảnh hưởng quyết định đối với hoạt động chủ đạo  của trẻ  em trong sự phát triển  tâm lý.

Những tác phẩm chính: Phát triển trí nhớ ( 1931), Khôi phục vận động (1945), Bút kí phát triển tâm lí trẻ em (1947), Vấn đề phát triển tâm lí (1959), Con người và văn hoá (1963), Về quan điểm lịch sử trong nghiên cứu tâm lý học người,  Hoạt động, ý thức, nhân cách (1975).

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh