Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Dưới đây là 10 điều khuyên của các nhà giáo dục đối với các cha mẹ về giáo dục trong gia đình hiện đại, để cùng nhau suy ngẫm, chiêm nghiệm. 

giao duc 1

Điều 1: Không bao giờ giáo dục con khi ở tâm trạng xấu

Điều 2: Phải xác định một cách rõ rang rằng, bạn mong muốn ở con cái gì (và giải thích điều này cho nó), và cũng cần hiểu rằng nó nghĩ gì về vấn đề này, nhấn mạnh với chúng rằng, mục đích giáo dục của cha mẹ cũng chính là mục đích giáo dục của chúng.

Điều 3: Hãy tạo cho trẻ tính tự lập, hãy giáo dục chúng, nhưng không được kiểm soát từng bước của chúng.

Điều 4: Không chỉ cho cách giải quyết có sẵn mà chỉ ra con đường có thể đến đó và phân biệt với trẻ con đường đi đúng đắn và những bước đi sai lầm đến mục đích.

Điều 5: Không bỏ qua khoảnh khắc khi đứa trẻ giành được thành công đầu tiên, hãy khen ngợi con trong mỗi bước đường thành công của chúng. Hơn nữa khen không phải chung chung mà phải cụ thể! Không theo kiểu “Con - Thật giỏi giang!” mà nhất thiết là “Con thật giỏi giang bởi vì….”.

Điều 6: Nếu trẻ làm cái gì đó không đúng, phạm sai lầm thì phải chỉ cho nó về cái này. Có lời nhận xét ngay bằng động tác và ngừng giọng để trẻ hiểu lời.

Điều 7: Đánh giá hành vi nhưng không đánh giá nhân cách: bản chất của con người và các hành vi riêng lẻ không như nhau. “Mày tồi!” (đánh giá nhân cách) phát ra thường xuyên cùng với kiểu “Mày hành động tồi! (đánh giá hành vi). Lưu ý rằng, nhắc nhở của bạn về lý do sai phạm hay hành vi  cần phải ngắn gọn, rành mạch.

Điều 8: Hãy hiểu trẻ (hãy nở nụ cười, hãy gần gũi trẻ), đồng cảm với chúng, tin tưởng chúng, có ý kiến tốt về chúng, mặc dù nó có thể ngang ngược).

Điều 9: Giáo dục - đó là tính liên tục của mục đích. Hãy giúp trẻ xây dựng hệ thống mục tiêu tương lai – từ xa đến trung bình và từ đó đến hiện tại.

Điều 10: Giáo dục phải cứng rắn nhưng phải nhân văn. Không có sự cứng rắn tuyệt đối cũng như không có lòng tốt vô hạn không có ích với tư cách là một nguyên tắc giáo dục cơ bản duy nhất.             

Theo A.S. Agaphonva, Thực hành Giáo dục học đại cương, NXB Piter, 2003, (dịch từ nguyên bản tiếng Nga).