^Back To Top

  • 1 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những cung đường Tây Bắc uốn lượn bên cạnh đồi núi ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh núi rừng hùng vĩ và ngút ngàn khiến du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ. (Tác giả: Trần Trung Hậu)
  • 2 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Những mùa hoa miền núi phía Bắc Việt Nam đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Một trong số những điểm đến đẹp nhất để thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên này chính là Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc. (Tác giả: Phạm Thị Thu Hà)
  • 3 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nói đến những thác nước đẹp của Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Bản Giốc, Cao Bằng. Tới đây du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn cảnh sắc hùng vỹ và thơ mộng của từng dòng thác từ trên cao đổ xuống sông Quây Sơn trong xanh, êm đềm dưới chân thác đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Tác giả: Bùi Tuấn Hùng)
  • 4 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Thời điểm tháng 5, tháng 6 hàng năm khi những cánh đồng lúa nước bắt đầu trổ bông, tô màu vàng rực rỡ cho đôi bờ dòng sông Ngô Đồng cũng là lúc du khách hay các nhiếp ảnh gia khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và "săn" hình. (Tác giả: Nguyễn Văn Khánh)
  • 5 Những cung đường hùng vĩ ở Việt Nam
    Nếu đã từng đến với mảnh đất Đà Lạt, ngoài vẻ đẹp rực rỡ của ngàn hoa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về khoảng khắc nắng mai ngập tràn trên những rừng thông. (Tác giả: Thái Bình Minh)
Tư vấn

Tâm lý, Kỹ năng mềm, Kỹ năng tìm việc...


Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

Trường Đại học Hà Tĩnh

Default Image

Thực trạng khó khăn tâm lý trong lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hiện nay, với sự thay đổi của xã hội, sự bùng nổ của Cách mạng khoa học công nghệ, sự hội nhập của thế giới, sự tiến triển về tâm sinh lí nhận thức học sinh… Tất cả những điều đó tạo thành nhu cầu bức thiết của xã hội tác động đến…
Default Image
514

Xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ hiện nay

Tóm tắt: Ngày nay, việc kết hôn muộn đã trở thành xu hướng của nhiều người trẻ. Bài viết…
Default Image
335

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra nhiều yêu cầu mới cho giáo viên về việc xác…
406

“Tôn sư, trọng đạo” trong dòng chảy lịch sử

Ảnh: Lớp học ngày xưa “Tôn sư, trọng đạo” là truyền thống lâu đời của dân tộc ta và nhiều…

"Trẻ cậy cha, già cậy con". Thường khi về già, tuổi cao sức yếu, cha mẹ cần nơi nương tựa, mà chỗ nương tựa tốt nhất vẫn là con cái. Lúc này cũng là cơ hội tốt nhất cho con cháu có điều kiện báo hiếu cha mẹ. Chính vì thế, có nhiều người khi tuổi cao họ thường sống vùng con cái không chỉ vì mong ở con cái sự giúp đỡ trong những lúc khó khăn, ốm đau, bệnh tật ...

nguoigia

Làm con trước phải đền ơn sinh thành 

          Nhưng tâm lý chung của người già là vẫn không thích cái gọi là lệ lthuộc con cái mà họ vẫn thích sống độc lập, tự do thật sự, mặc dù họ rất sợ cô đơn khi sống xa con cháu mình. Thực tế hai năm rõ mười. Nhiều bậc cha mẹ nuôi con không mệt mỏi, con khôn lớn, trưởng thành, có cơ nghiệp, nhà cửa đàng hoàng ở chốn đô thành nhưng vẫn không muồn rời bỏ xứ sở, cơ nghiệp ở chốn nông thôn bần hàn, khắc nghiệp để đi theo con cái ra sống ở thị thành vừa nhàn tản lại được con cái phụng dưỡng hết mình. Bởi lẽ: thứ nhất, họ quen sông nếp cũ, đến một nơi khác xa lạ hơn rất khó thích ứng. Thứ hai là, các ông các bà cũng không thú gì cảnh nhàn tản sợ đến ghê người khi con cháu đi vắng cả ngày. Không bè bạn, hàng xóm, suốt ngày xem ti vi, đọc sách, nhìn ra cửa - nghĩ đến cảnh đó cũng phát ngán rồi. Thứ ba là, trong thâm tâm nhiều người làm cha làm mẹ không muốn làm phiền con cái, bắt con cái phải hầu hạ mình khi mình đang có thể tự lo được.

          Những trường hợp sống cùng con cái thường với những lý do: một trong hai người (vợ hoặc chồng) đã mất, ít anh em, neo người buộc họ phải đi: hoặc đau lâu, ốm dài không thể tự phục vụ được.

          Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bố mẹ ở chung với con cái nhưng với điều kiện có phòng riêng, cơm nước tự lo liệu ...

          Có nhiều cha mẹ, con cái thuyết phục mãi họ vẫn không chịu đi, dứt khoát không đi, thà rằng đứa nào có trách nhiệm và tình thương đối với cha mẹ, hàng tháng khi có điều kiện gửi tiền hoặc quà để động viên, thế là quý rồi.

          Không ít người tâm sự: Chừng nào gần đất xa trời "Chống gậy không vào đất nữa", không thể tự lo liệu được nữa thì lúc đó hãy tính, còn độc lập, tự do được chừng nào hay chừng ấy.

          Thế mới biết, người già vẫn sống có bản lĩnh riêng của họ. Bản lĩnh này thất đáng trân trọng. Tuy nhiên, cũng không nên quá cứng nhắc mà từ chối ý nguyện được phụng dưỡng cha mẹ của những người con hiếu thảo, bởi đó không chỉ là việc hưởng niềm vui tuổi già, mà đó cũng chính là mang lại niềm hạnh phúc cho cháu con. Điều đáng nói là con cháu cần biết làm thế nào để sự phụng dưỡng mang đầy đủ ý nghĩa thực của nó.

                                                                                               Bài đăng

                                                                                     Giáo dục và Thời đại,  số 6

Tư vấn tâm lý

Copyrigcht © 2013 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh